Ngày 19/01/2022, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang nhận được tin báo của ông Trần Văn Hải, thường trú tại thôn Phú Hòa 2, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng về việc có một cá thể khỉ vào nhà nghịch ngợm.
Lực lượng Kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã có mặt kịp thời tại địa chỉ trên để bắt giữ cá thể Khỉ vàng (Macaca mulatta). Qua quan sát, nhận thấy tình trạng sức khỏe của cá thể Khỉ vàng ổn định.
Vì vậy Ngày 20-1, hạt Kiểm lâm Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã tiến hành thả một cá thể khỉ vàng nặng 5kg về Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.
Khỉ vàng (Macaca mulatta) là một trong 5 loài Khỉ sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Khỉ vàng có thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước. Đuôi có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt.
Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông. Khỉ cái mang thai khoảng 6 tháng, đẻ một con và nuôi con nhỏ bằng sữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khỉ cái đẻ sinh đôi. Khỉ vàng 4 tuổi là trưởng thành, chúng có tuổi thọ trung bình 25 năm.
Chúng là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây. Tuổi thành thục từ 42-48 tháng, thời gian mang thai 164 ngày. Khoảng cách giữa các lần sinh 12-24 tháng.
Thời gian sinh sản trong năm khoảng 3-6 tháng. Khỉ có tuổi thọ khoảng 25 năm, có con sống được đến 30 năm. Khỉ vàng này có thể sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao.
Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 50 °C, từ nơi rất khô tới nơi có lượng mưa hàng năm 10.000 mm và từ độ cao so với mặt nước biển tới 3.050m. Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp.
Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của phân loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 50 do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Từ năm 1962, khỉ vàng bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều, khỉ vàng tổ chức nhân nuôi với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vacxin từ đó đảo Rều có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống.
Hơn 1.000 con khỉ vàng được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học. Đây là những chú khỉ được nuôi để sản xuất văcxin bại liệt và phục vụ nhiều công trình nghiên cứu y học.
Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Thùy Dung (T.H)