Các bị cáo vụ Nhật Cường trong ngày đầu bị xét xử
Sáng 5/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án 'Buôn lậu', 'Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.
Trần Ngọc Ánh - Phó tổng giám đốc Nhật Cường được áp giải tới tòa.
Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án gồm 3 người, do thẩm phán Trần Nam Hà - Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND giữ quyền thực hành công tố và kiểm sát xét xử gồm các ông Vũ Mạnh Long và Nguyễn Thanh Lâm.
Trong phần khai mạc phiên tòa, chủ tọa cho biết đã nhận giấy báo tử của bị bị cáo Mai Tiến Dũng - trưởng ngành điện thoại cũ của Nhật Cường. Tòa án xác minh thấy ông Dũng tử vong ngày 23/4 tại Bệnh viện E Hà Nội vì bệnh nặng nên HĐXX quyết định đình chỉ vụ án với bị cáo này.
bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng - Kế toán trưởng Nhật Cường bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Như vậy, vụ án còn 14 bị cáo trong đó nhóm bị truy tố về tội buôn lậu gồm Trần Ngọc Ánh - Phó tổng giám đốc Nhật Cường; Đỗ Quốc Huy - Giám đốc bán hàng Nhật Cường; Nông Văn Lư - nhân viên Nhật Cường; Nguyễn Bảo Trung - lao động tự do; Trần Tất Khoa - Giám đốc Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương - nhân viên Nhật Cường tại Quảng Châu; Ngô Đức Tùng - lao động tự do; Ngô Tuấn Sửu - Giám đốc Cty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Sơn; Hoàng Văn Phong - Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường; Phạm Văn Hiệp - lao động tự do; Bùi Quốc Việt - nhân viên Nhật Cường; Đỗ Văn Dũng - lao động tự do cùng bị truy tố về tội “Buôn lậu” gồm
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng - Kế toán trưởng Nhật Cường bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nguyễn Ngọc Bảo - Giám đốc tài chính Nhật Cường bị truy tố về cả 2 tội danh trên.
Theo cáo trạng, công ty Nhật Cường do Bùi Quang Huy (đang bỏ trốn) làm Tổng giám đốc và có trụ sở tại phố Lý Quốc Sư (Hà Nội). Từ năm 2014 - 2019, Bùi Quang Huy sử dụng hệ thống của Nhật Cường để nhập lậu 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ… với tổng trị giá 2.927 tỷ đồng.
Số hàng này được nhập lậu từ 16 chủ hàng có địa chỉ tại các nước Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông. Bùi Quang Huy đã chi hơn 72,9 tỷ đồng cho việc vận chuyển hàng lậu vào Việt Nam thông qua 9 đường dây khác nhau.
Những đường dây giúp Nhật Cường buôn lậu có thể vận chuyển hàng qua biên giới Việt - Trung; qua cảng Hải Phòng và đặc biệt, có 3 đường dây vận chuyển hàng lậu qua sân bay Nội Bài.
Khi nhận được hàng lậu, Bùi Quang Huy thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài bằng cách chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt thông qua trung gian thanh toán là các tiệm vàng.
Trong đó, có lời khai thể hiện, tiệm vàng Lộc Phát (phố Hà Trung, Hà Nội) đã giúp Bùi Quang Huy chuyển hơn 1.729 tỷ đồng và tiệm vàng Thuận Phát (phố Hàng Dầu, Hà Nội) giúp chuyển hơn 795 tỷ đồng. Cơ quan truy tố xác định thông qua việc buôn lậu, Cty Nhật Cường đã bán được 254.364 sản phẩm, thu hơn 3.213 tỷ đồng và qua đây hưởng lợi bất chính 221 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian 2014 - 2019, Bùi Quang Huy chỉ đạo nhân viên lập 2 hệ thống sổ sách kế toán gồm một hệ thống nội bộ, bí mật để theo dõi số liệu thực tế. Một hệ thống khác ghi nhận báo cáo tài chính, sổ sách kế toán để khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước. Hai hệ thống này có sự chênh lệch về số liệu và theo kết quả giám định, Cty Nhật Cường đã trốn đóng hơn 26,8 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng cùng hơn 3,1 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.