Các chính phủ vẫn ủng hộ vắc xin Covid-19 của AstraZeneca
Các chính phủ phương Tây đã vội vã lên tiếng ủng hộ việc tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca sau khi Nam Phi tạm dừng triển khai khi nghiên cứu cho thấy vắc xin này không hiệu quả đối với biến thể đang lây lan tại quốc gia này.
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: Yahoo
Bài liên quan
Nước Anh phát hiện 4.000 biến thể virus Corona
Thụy Điển đóng cửa biên giới vì lo ngại biến thể virus Corona mới
Vắc xin COVID hiện nay có thể vô hiệu với các biến thể virus mới
Sự xuất hiện của vắc xin đã mang lại hy vọng rằng các nhà khoa học có thể chế ngự đại dịch đã giết chết 2,3 triệu người trên toàn thế giới. Nhưng nếu vắc xin kém hiệu quả hơn đối với các biến thể mới, chúng có thể cần được điều chỉnh và mọi người có thể cần tiêm nhắc lại.
Nam Phi đã thông báo tạm dừng tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca sau khi các nhà nghiên cứu từ Đại học Witwatersrand và Đại học Oxford phát hiện ra rằng vắc xin AstraZeneca chỉ cung cấp khả năng bảo vệ tối thiểu chống lại biến thể B.1351, hay còn gọi là biến thể Nam Phi của virus Corona.
Nghiên cứu này chưa nhận được đánh giá từ những chuyên gia khác cũng như không cung cấp dữ liệu về những người lớn tuổi, những khả năng tử vong cao hoặc cần nhập viện nhất. Không có dữ liệu về việc liệu vắc-xin có ngăn ngừa được bệnh nặng hay không.
Ông Andrew Pollard, điều tra viên chính về cuộc thử nghiệm vắc xin ở Oxford, cho biết: “Nghiên cứu này xác nhận rằng đại dịch Covid-19 sẽ tìm cách tiếp tục lây lan trong các quần thể được tiêm chủng".
“Tuy nhiên, với kết quả đầy hứa hẹn từ các nghiên cứu khác ở Nam Phi bằng cách sử dụng một vector virus tương tự, vắc xin có thể tiếp tục giảm bớt thiệt hại cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe", ông nói.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đã lên tiếng ủng hộ vắc xin AstraZeneca, cho rằng vắc xin này cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại “gần như tất cả các biến thể” của virus.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết bằng chứng hiện tại cho thấy cả ba loại vắc xin đã được phê duyệt ở châu Âu, trong đó có AstraZeneca, đều mang lại hiệu quả bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Anh và Úc kêu gọi bình tĩnh, viện dẫn bằng chứng cho thấy vắc xin ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong, trong khi AstraZeneca cho biết họ tin rằng vắc xin của họ có thể bảo vệ khỏi bệnh nặng.
“Chúng tôi nghĩ rằng cả hai loại vắc xin mà chúng tôi hiện đang sử dụng đều có hiệu quả, như tôi đã nói, trong việc ngăn chặn bệnh hiểm nghèo và tử vong”, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với các phóng viên. Ngoài AstraZeneca, Anh đang sử dụng cả vắc xin của Pfizer.
“Chúng tôi cũng nghĩ đặc biệt trong trường hợp vắc xin của AstraZeneca rằng có bằng chứng tốt cho thấy vắc xin này cũng đang ngừng lây truyền, khoảng 67%", ông cho hay.
Vắc xin AstraZeneca là niềm hy vọng lớn cho châu Phi vì giá rẻ, dễ bảo quản và vận chuyển. Nam Phi, nước đã hy vọng triển khai tiêm AstraZeneca trong tháng này, đang lưu trữ khoảng 1 triệu liều mà họ đã nhận được từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ.
Biến thể B.1.351 đang lây lan nhanh ở Nam Phi, còn có tên gọi khác là 20I / 501Y.V2 và cũng đã xuất hiện ở ít nhất 40 quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ. Ngoài ra, có các biến thể của Anh và Brazil cũng đang lây lan nhanh trên thế giới.