Các dạng viêm nhiễm da chân trong mùa mưa và cách phòng tránh

Khi di chuyển vào trời mưa hoặc lụt lội có thể dẫn tới các bệnh viêm nhiễm liên quan tới nấm và vi khuẩn, nhất là viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa.

Mưa bão kéo dài kết hợp với điều kiện môi trường ẩm ướt khiến viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở những người có thói quen đi giày nhiều hoặc vệ sinh chân không sạch sẽ khi lội nước hoặc đi ngoài trời mưa về.

Da chân bị viêm nhiễm nhẹ thì gây bong da, ngứa đỏ, nặng thì gây mưng mủ, lở loét ảnh hưởng tới việc di chuyển. Dưới đây là 4 dạng viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa và cách phòng tránh mà bạn có thể tham khảo và chú ý:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nấm da chân

Với những người có thói quen đi giày thường xuyên kể cả khi trời mưa to và lụt lội khiến chân luôn ở trong tình trạng tiếp xúc nhiều với nước mưa, vũng nước bẩn sẽ khiến bàn chân bị ra mồ hôi nhiều. Đây chính là nguyên nhân gây ra nấm da chân - bệnh viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa phổ biến.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tới việc các vũng nước bẩn đọng lại sau cơn mưa là nơi tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại cho da chân nếu như không được vệ sinh kĩ khi trở về.

Huớng dẫn phòng tránh:

Để ngăn ngừa tình trạng nấm da chân, tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mình những loại dép thông thoáng chuyên dùng để đi trời mưa. Hạn chế việc đi giày khi mưa lũ là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh chân sạch sẽ, giữ chân khô ráo hàng ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước ăn chân

Không chỉ là dạng viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa phổ biến mà nước ăn chân còn là bệnh về da thường thấy ở những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nước (ngâm nước), nhất là nước bẩn.

Khi ngâm tay hoặc chân thường xuyên trong nước, vi khuẩn và nấm mốc sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi xâm nhập và gây bệnh. Ban đầu, nước ăn chân là những đám da màu trắng bợt mọc ở các kẽ ngón tay, ngón chân. Những phần da chết này gây ngứa ngáy và khó chịu khi bong ra, bạn có thể quan sát thấy lớp da ở dưới có màu hồng ửng. Vùng da này luôn ở trạng thái ẩm ướt. Càng gãi nhiều thì càng ngứa và càng đau rát.

Hướng dẫn phòng tránh:

Một trong những nguyên tắc phòng tránh các viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa là giữ gìn chân khô ráo, sạch sẽ. Để phòng tránh nước ăn chân thì nên vệ sinh kĩ các kẽ ngón chân. Bạn có thể ngâm chân vào nước muối để diệt khuẩn tốt hơn.

Sau đó lau khô lại bằng khăn mềm sạch. Đối với người đang điều trị nước ăn chân thì cần sử dụng thêm những loại thuốc chống nấm ví dụ như castellani, calcream, nizoral, dezor,... để chữa trị triệt để.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bệnh ghẻ chân

Ghẻ chân là một dạng viêm nhiễm da ở chân trong mùa mưa điển hình do kí sinh trùng Sarcoptes Scabies gây ra. Nếu như không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, những nốt ghẻ chân có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ rất khó chịu.

Hướng dẫn phòng tránh:

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, phơi chăn ga gối thương xuyên cũng là một lời khuyên hữu ích để phòng chống bệnh ghẻ, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mụn mủ vùng da chân

Mụn mủ vùng da chân xuất hiện ở bàn chân, bắp chân, kẽ chân, mu bàn chân,... Những nốt mụn mủ gây đau đớn và khó khăn khi di chuyển. Nguyên nhân gây ra là do da chân bị dính nước mưa có nhiễm khuẩn nên dễ dàng bị xâm nhập và gây sưng, loét có mủ.

Hướng dẫn phòng tránh:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khô ráo. Đặc biệt là vùng chân khi đi mưa về, hay đi qua những vũng nước bẩn. Trời mưa nên chuẩn bị dép hoặc ủng đi mưa riêng, không nên đi giày. Với người bị mụn mủ vùng da chân nên hạn chế tối da việc tiếp xúc với nước mưa.

Tiêu sừng lõm lòng bàn chân

(pitted keratolysis)

Loại bệnh này còn có tên là bàn chân rỗ hoặc bàn chân hà. Những tổn thương xuất hiện do những vết lõm với đường kính từ 1 đến 3mm và tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau. Tuy nhiên, chúng không gây đau hay ngứa cho người bệnh.

Vi khuẩn gây nên bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân có tên gọi là Micrococcus Sedentarius. Biện pháp chẩn đoán bệnh không khó, thông thường có thể nhìn bằng mắt thường với các hình ảnh bàn chân rỗ,

Điều trị bệnh bàn chân rỗ vào mùa mưa bằng cách ngâm rửa nước muối, lau khô sau đó bôi mỡ kháng sinh để điều trị bệnh. Có thể bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, thực hiện điều trị đúng phương pháp bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/cac-dang-viem-nhiem-da-chan-trong-mua-mua-va-cach-phong-tranh-d164845.html