Các em nhỏ trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội sáng tạo với cuộc thi 'Ngôi nhà mơ ước' năm 2023

Ngày 10/5, cuộc thi vẽ tranh 'Ngôi nhà mơ ước' năm 2023 đã được triển khai tại trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội với sự tham gia đông đảo của các em nhỏ đến từ nhiều quốc gia. Họa sĩ Văn Dương Thành - giám khảo cuộc thi bất ngờ trước sự sáng tạo của các em.

Tại tiết học vẽ của các em nhỏ lớp mầm non, mẫu giáo của trường UNIS Hanoi (trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội), các em được nghe giáo viên Mỹ thuật kể về thông điệp ý nghĩa của cuộc thi "Ngôi nhà mơ ước" - năm 2023 cũng như được trao đổi, cởi mở với những góc nhìn đa dạng về ngôi nhà trong mơ của mình.

Từ đó các em có thể thỏa sức tưởng tượng theo sự sáng tạo của bản thân. Sau đó, các em được giáo viên trợ giảng phát giấy, bút, màu vẽ và trực tiếp tham gia cuộc thi ngay tại lớp học Mỹ thuật.

Đặc biệt, tiết học còn có hoạt động thỉnh giảng của họa sĩ Văn Dương Thành - một trong những nữ họa sĩ tài năng của Châu Á. Bà được xem là một trong những họa sĩ đặc biệt của hội họa đương đại Việt Nam. Các tác phẩm của họa sĩ Văn Dương Thành đã được trưng bày tại 16 bảo tàng mỹ thuật quốc tế trên thế giới.

Hiện nay, bà chính là một trong những vị giám khảo của cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” - năm 2023. Bà nhận lời đồng hành với cuộc thi vì tình yêu đặc biệt dành cho các em nhỏ.

Để giúp học sinh sáng tạo với chủ đề "Ngôi nhà mơ ước", cô giáo Mỹ thuật Emma Hamilton cùng họa sĩ Văn Dương Thành đã khéo léo tạo sự hứng thú qua việc đặt các câu hỏi về ngôi nhà trong mơ của các em.

Để giúp học sinh sáng tạo với chủ đề "Ngôi nhà mơ ước", cô giáo Mỹ thuật Emma Hamilton cùng họa sĩ Văn Dương Thành đã khéo léo tạo sự hứng thú qua việc đặt các câu hỏi về ngôi nhà trong mơ của các em.

Đánh giá về cuộc thi, họa sĩ Văn Dương Thành cho rằng, đây là một cuộc thi ý nghĩa dành cho các em nhỏ để lan tỏa tình yêu thương, dạy cho các em biết chia sẻ, thấu hiểu và cởi mở với bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đang ước mơ về ngôi nhà nơi mà các em coi là hạnh phúc, đủ đầy.

"Hội họa có vai trò rất quan trọng trong giáo dục và sự trưởng thành nhân cách của các em từ khi còn nhỏ. Cuộc thi vẽ tranh "Ngôi nhà mơ ước" sẽ góp phần làm dày hơn ý nghĩa đó. Ngôn ngữ của hội họa sẽ giúp các em phát huy trí tưởng tượng, thể hiện tình yêu với cha mẹ, với bạn bè,...

Ngoài ra, cuộc thi cũng mang tính gợi mở cho chính người lớn, có những phút giây tĩnh lặng, nhìn nhận lại cách giáo dục đối với con trẻ. Lợi ích của việc cho các con tiếp xúc với hội họa sớm là rèn luyện khả năng quan sát, tính tỉ mỉ, phát triển khả năng sáng tạo, giúp các con rời xa bớt những thứ không cần thiết trên mạng Internet", họa sĩ Văn Dương Thành bày tỏ.

Họa sĩ Văn Dương Thành hướng dẫn các em học sinh đặt nét vẽ, phối màu và gợi ý các ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà mơ ước của riêng mình. Theo bà, các em có thể mở rộng đường biên tư duy, trong ngôi nhà đó các em có thể vẽ các con vật mình mong ước được nuôi, cảnh vật thiên nhiên, ông bà bố mẹ, bạn bè,...

Họa sĩ Văn Dương Thành hướng dẫn các em học sinh đặt nét vẽ, phối màu và gợi ý các ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà mơ ước của riêng mình. Theo bà, các em có thể mở rộng đường biên tư duy, trong ngôi nhà đó các em có thể vẽ các con vật mình mong ước được nuôi, cảnh vật thiên nhiên, ông bà bố mẹ, bạn bè,...

Video tiết học Mỹ thuật đặc biệt mang tên "Ngôi nhà mơ ước" của học sinh trường UNIS Hanoi

Giáo viên Mỹ thuật Emma Hamilton hướng dẫn các em hình dung cách phác thảo cơ bản về một căn nhà.

Giáo viên Mỹ thuật Emma Hamilton hướng dẫn các em hình dung cách phác thảo cơ bản về một căn nhà.

Bé Bảo Khánh (5 tuổi) sáng tạo ngôi nhà mơ ước với trí tưởng tượng vô cùng bay bổng.

Bé Bảo Khánh (5 tuổi) sáng tạo ngôi nhà mơ ước với trí tưởng tượng vô cùng bay bổng.

“Các em chưa biết đọc, viết nhưng đã có thể vẽ được những bức tranh rất ngộ nghĩnh, khác biệt”, họa sĩ Văn Dương Thành thể hiện sự kinh ngạc của mình sau khi nhìn ngắm tranh vẽ của các em nhỏ.

“Các em chưa biết đọc, viết nhưng đã có thể vẽ được những bức tranh rất ngộ nghĩnh, khác biệt”, họa sĩ Văn Dương Thành thể hiện sự kinh ngạc của mình sau khi nhìn ngắm tranh vẽ của các em nhỏ.

Chia sẻ với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam, cô Emma Hamilton - Giáo viên Mỹ thuật tại trường UNIS Hanoi bày tỏ: “Sau khi đọc thông tin và thể lệ cuộc thi, tôi rất thích ý tưởng về việc phát huy quyền của trẻ em và cách kết nối trẻ em về sự sẻ chia với những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, việc gây quỹ các tác phẩm đoạt giải để ủng hộ cho trẻ em không may mắn rất ý nghĩa nên tôi sẽ kêu gọi các nhóm học sinh khác của mình tham gia. Điều này thật sự truyền cảm hứng tới các em nhỏ”.

Họa sĩ Văn Dương Thành tỉ mỉ hướng dẫn em học sinh cách phối màu vẽ phù hợp với từng chi tiết trong bức tranh. Đây cũng là bức tranh được bà dành nhiều lời khen ngợi về tính nghệ thuật.

Họa sĩ Văn Dương Thành tỉ mỉ hướng dẫn em học sinh cách phối màu vẽ phù hợp với từng chi tiết trong bức tranh. Đây cũng là bức tranh được bà dành nhiều lời khen ngợi về tính nghệ thuật.

“Thông qua cuộc thi này, các em học sinh có thể phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo về ngôi nhà mơ ước của mình. Các bức tranh không giới hạn hay áp đặt về ngôi nhà mà các em mong muốn. Cuộc thi cho phép các em thoải mái bày tỏ, từ đó có khả năng khám phá ra những chủ đề mới mẻ. Đôi khi ý tưởng có thể vô cùng đặc biệt, sâu sắc, hoặc khó có thể ngờ tới. Tên cuộc thi cũng dễ hiểu để giúp các em nhỏ 4 - 5 tuổi chưa biết đọc, viết cũng có thể hiểu một cách dễ dàng”, cô Emma hào hứng nói thêm.

Bức tranh của em Mizuki (5 tuổi) quốc tịch Nhật Bản là một câu chuyện, một cung bậc cảm xúc với đa dạng sắc màu, cách thể hiện độc đáo, mang thông điệp về ngôi nhà ngoài việc đủ đầy các thành viên trong gia đình còn có vật nuôi mà em yêu quý.

Bức tranh của em Mizuki (5 tuổi) quốc tịch Nhật Bản là một câu chuyện, một cung bậc cảm xúc với đa dạng sắc màu, cách thể hiện độc đáo, mang thông điệp về ngôi nhà ngoài việc đủ đầy các thành viên trong gia đình còn có vật nuôi mà em yêu quý.

Hưởng ứng lời kêu gọi về Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tạp chí Trẻ em Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi, chủ đề “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023 với thông điệp, mong muốn trẻ em dù ở bất cứ nơi đâu đều được sống trong những mái nhà hạnh phúc, ấm áp, đầy đủ điều kiện sống và phát triển.

Em Hayeon (4 tuổi) đến từ đất nước Hàn Quốc cẩn thận đặt bức tranh màu nước chủ đề "Ngôi nhà mơ ước" nhiều màu sắc của mình lên giá phơi để hong khô.

Em Hayeon (4 tuổi) đến từ đất nước Hàn Quốc cẩn thận đặt bức tranh màu nước chủ đề "Ngôi nhà mơ ước" nhiều màu sắc của mình lên giá phơi để hong khô.

Đây là năm đầu tiên Tạp chí Trẻ em Việt Nam triển khai cuộc thi “Ngôi nhà mơ ước” với mong muốn tạo ra sân chơi bổ ích, lý thú cho các em nhỏ. Thế giới của hội họa, sắc màu sẽ giúp các em bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, tình cảm tới bố mẹ, ông bà, anh em, thầy cô, bạn bè,... qua đó lan tỏa yêu thương, phát huy quyền tham gia của trẻ em.

Em Mark (4 tuổi) vui mừng, hào hứng khoe bức tranh của mình.

Em Mark (4 tuổi) vui mừng, hào hứng khoe bức tranh của mình.

Các em nhỏ say mê đặt từng nét vẽ lên tờ giấy trắng.

Các em nhỏ say mê đặt từng nét vẽ lên tờ giấy trắng.

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023 nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú cho các em nhỏ, giúp các em phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo qua nét vẽ ngây thơ, thể hiện niềm mơ ước về một ngôi nhà trong tương lai.

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023 nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú cho các em nhỏ, giúp các em phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo qua nét vẽ ngây thơ, thể hiện niềm mơ ước về một ngôi nhà trong tương lai.

Học sinh trường UNIS Hanoi nhiệt tình, sôi nổi hưởng ứng cuộc thi "Ngôi nhà mơ ước" năm 2023.

Học sinh trường UNIS Hanoi nhiệt tình, sôi nổi hưởng ứng cuộc thi "Ngôi nhà mơ ước" năm 2023.

THỂ LỆ CUỘC THI VẼ TRANH NGÔI NHÀ MƠ ƯỚC NĂM 2023

Đối tượng tham gia

Nhóm 1: Dưới 6 tuổi.

Nhóm 2: Từ 6 đến 10 tuổi.

Nhóm 3: Từ 11 đến 14 tuổi.

Nhóm 4: 15, 16 tuổi.

Nội dung, hình thức tác phẩm

Nội dung của tác phẩm thể hiện sinh động hình ảnh ngôi nhà mơ ước trong hình dung của trẻ em, từ đó gửi gắm thông điệp: Hãy nâng niu, trân trọng ước mơ của trẻ em. Tác phẩm cần thể hiện sự ngây thơ, trong sáng, sáng tạo, mới lạ, độc đáo và không có sự can thiệp của người lớn vào nét vẽ và ý tưởng.

Mỗi thí sinh tham dự được gửi tối đa 2 bức tranh thể hiện theo một hoặc hai hình thức sau:

Tác phẩm vẽ tay: Trên khổ giấy A3, A4 không giới hạn vật liệu vẽ và màu sắc, nguyên liệu như chì màu, sáp màu, màu bột, màu nước,...
Bài dự thi có thể sử dụng phương pháp cắt dán tranh (Lưu ý: Cắt dán trên bề mặt phẳng, vật liệu sử dụng không làm ảnh hưởng đến các bài dự thi khác trong quá trình vận chuyển/ công tác chấm tranh hoặc thí sinh phải sử dụng vật liệu riêng để bảo quản).
Tác phẩm đồ họa: Vẽ trên các thiết bị điện tử như là máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh (Thí sinh có thể sử dụng phần mềm đồ họa để vẽ tác phẩm). Tác phẩm thể hiện rõ 3 yếu tố: Thông điệp, sự độc đáo và yếu tố nghệ thuật. Trong đó thông điệp và sự độc đáo, sáng tạo được ưu tiên nhất. Yếu tố nghệ thuật: Tác phẩm cân đối, hài hòa về bố cục, màu sắc và kỹ thuật.

Quy định của cuộc thi như sau: Bức tranh phải do chính học sinh thể hiện, không được vẽ theo nhóm, không sao chép các tranh đã từng tham dự hoặc đạt giải tại các cuộc thi khác,... Bức tranh thể rõ chủ đề của cuộc thi. Nội dung thông điệp rõ ràng ngắn gọn và súc tích (3-4 câu) cần được ghi rõ vào phía mặt sau của tác phẩm dự thi.

LƯU Ý: Mặt sau bài dự thi, thí sinh phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây: Tên tác phẩm, Họ và tên thí sinh, Ngày tháng năm sinh, Tên lớp/trường, Địa chỉ (Nêu rõ tên trường, tỉnh, thành phố), Điện thoại, email liên hệ (thầy/cô hoặc phụ huynh/người chăm sóc), Thông điệp tác phẩm dự thi.

Ảnh/Video: Hoài Linh

Hương Giang

Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/cac-em-nho-truong-quoc-te-lien-hop-quoc-ha-noi-sang-tao-voi-cuoc-thi-ngoi-nha-mo-uoc-nam-2023-d2280.html