Các nhà khoa học tìm ra cách tiêu diệt tế bào ung thư bằng công nghệ mới đột phá, không gây tác dụng phụ

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên sử dụng công nghệ đoạt giải Nobel để tiêu diệt tế bào ung thư ở chuột.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv ở Israel đã sử dụng hệ thống CRISPR/Cas9 để điều trị các bệnh ung thư giai đoạn nặng và tin rằng thành tựu của họ đánh dấu một bước tiến mới táo bạo trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Theo đó, các nhà khoa học Israel cho biết họ đã sử dụng công nghệ đột phá để tiêu diệt các tế bào ung thư ở chuột mà không gây tổn hại cho những tế bào khác.

CRISPR/Cas9 là một công cụ chỉnh sửa gen cho phép các nhà khoa học thực hiện những thay đổi chính xác đối với DNA. Chính xác thì CRISPR/Cas9 là một "chiếc kéo siêu nhỏ", nó sẽ tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể bằng cách xác định chính xác và loại bỏ các tế bào ung thư. Ngoài việc loại bỏ, các nhà di truyền học cũng có thể thêm hoặc thay đổi các phần của trình tự DNA để xem liệu nó có thể hữu ích hay không.

Chính xác thì CRISPR/Cas9 là một "chiếc kéo siêu nhỏ", nó sẽ tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể bằng cách xác định chính xác và loại bỏ các tế bào ung thư.

Kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 là thành tựu đã đoạt giải Nobel Hóa học cách đây vài tuần của 2 nhà khoa học Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier.

Trước đây hệ thống CRISPR/Cas9 đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để loại bỏ các bệnh cho thai nhi khi trong phôi thai, tuy nhiên các nhà khoa học đang tìm hiểu xem liệu hệ thống CRISPR/Cas9 có thể được sử dụng cho những người trưởng thành hoàn toàn hay không.

Phòng thí nghiệm Precision Nanomedicine tại Trường Y sinh và Nghiên cứu Ung thư Shmunis đã sử dụng nó để điều trị ung thư ở chuột và có một khám phá đáng kinh ngạc.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Daily, Giáo sư Dan Peer cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chứng minh rằng hệ thống chỉnh sửa bộ gen CRISPR có thể được sử dụng để điều trị ung thư hiệu quả ở một loài động vật sống. Cần phải nhấn mạnh rằng đây không phải là hóa trị liệu, không có tác dụng phụ, và một tế bào ung thư được điều trị theo cách này sẽ không bao giờ hoạt động trở lại. "Chiếc kéo phân tử" của Cas9 cắt đứt DNA của tế bào ung thư, do đó vô hiệu hóa nó và ngăn chặn vĩnh viễn sự nhân lên của nó".

Giáo sư Dan Peer, một chuyên gia về ung thư tại Đại học Tel Aviv, hy vọng một ngày nào đó kỹ thuật này sẽ thay thế hóa trị liệu.

Chuyên gia về ung thư nói với tờ Times of Israel rằng quy trình này "không có tác dụng phụ" và được ông mô tả là "một phương pháp hóa trị liệu thanh lịch hơn". Giáo sư Peer cho biết thêm: "Công nghệ này có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ chữa khỏi bệnh". Ông cũng nói rằng rằng kỹ thuật này có thể tiêu diệt khối u trong vòng 3 lần điều trị và hy vọng quá trình này cuối cùng sẽ thay thế hóa trị - một hình thức điều trị tích cực có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu quyết định tập trung vào 2 dạng ung thư mạnh nhất trong nghiên cứu của mình là u nguyên bào thần kinh đệm (một trong những dạng ung thư não nguy hiểm nhất) và ung thư buồng trứn g di căn.

Chỉ sau một lần điều trị CRISPR-LNPs, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tuổi thọ ở những con chuột bị u nguyên bào thần kinh đệm đã tăng gấp đôi và tỷ lệ sống sót tổng thể của chúng tăng khoảng 30%. Nó cũng thành công tương tự ở những con chuột bị ung thư buồng trứng, với tỷ lệ sống sót nói chung được cải thiện 80% sau khi điều trị bằng CRISPR-LNPs.

Hình ảnh các tế bào ung thư phát triển trên một tế bào khác ở người. Nghiên cứu mới từ Đại học Tel Aviv đã gợi ý rằng các tế bào ung thư có thể bị tiêu diệt bên trong cơ thể mà không làm hỏng bất kỳ tế bào nào khác [Ảnh Stock]

"Công nghệ chỉnh sửa bộ gen CRISPR có khả năng xác định và thay đổi bất kỳ đoạn gen nào. Việc này đã tạo ra một cuộc cách mạng về khả năng phá vỡ, sửa chữa hoặc thậm chí thay thế gen theo cách cá nhân hóa", GS Peer nói.

"Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, việc triển khai lâm sàng vẫn còn sơ khai vì cần có một hệ thống phân phối hiệu quả để cung cấp CRISPR một cách an toàn và chính xác đến các tế bào đích. Đây là một phương pháp điều trị sáng tạo cho các bệnh ung thư nguy hiểm mà không có phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay", ông nói thêm.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv hiện đang chuyển sự chú ý của họ sang bệnh ung thư máu và chứng loạn dưỡng cơ để xem liệu CRISPR-Cas9 có hiệu quả như vậy không. Họ nhấn mạnh rằng nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và sẽ phải mất một thời gian nữa trước khi các thử nghiệm có thể bắt đầu trên người.

Mặc dù vậy, đây cũng là một bước phát triển mới tuyệt vời và thú vị.

N.T

Theo Metro, Sciencedaily

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/cac-nha-khoa-hoc-tim-ra-cach-tieu-diet-te-bao-ung-thu-bang-cong-nghe-moi-dot-pha-khong-gay-tac-dung-phu-20201124164025297.htm