Các nhà lãnh đạo châu Á kêu gọi đoàn kết để vượt qua các thách thức

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 26/5, ngày đầu tiên của Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở Tokyo (Nhật Bản), nhiều nhà lãnh đạo châu Á tham dự hội nghị đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ và thách thức mà châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi đoàn kết để vượt qua các thách thức này.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 26/5, ngày đầu tiên của Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở Tokyo (Nhật Bản), nhiều nhà lãnh đạo châu Á tham dự hội nghị đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ và thách thức mà châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi đoàn kết để vượt qua các thách thức này.

 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nếu các nước ưu tiên an ninh quốc gia hơn sự ổn định của khu vực, trong bối cảnh các chính phủ đang tìm cách tăng cường năng lực quốc phòng sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo đó, nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh "các nước cần phải hợp tác với nhau để tăng cường an ninh tập thể”. Về phần mình, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cảnh báo các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng do tác động của xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Theo Thủ tướng Ismail Sabri, cuộc xung đột Nga - Ukraine đang tạo áp lực đối với nguồn cung thực phẩm toàn cầu, đe dọa gây tổn hại đối với các nước đang phát triển khi người dân đang phải đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt leo thang và thiếu hụt lương thực, hàng hóa. Thủ tướng Ismail Sabri Malaysia cũng cho rằng Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh "không có quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề này một mình”, ông kêu gọi châu Á và các đối tác toàn cầu cần hợp tác với nhau để giải quyết thách thức chung là biến đổi khí hậu. Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thị trường mở và bao trùm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông cũng kêu gọi tiếp tục "ủng hộ các hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ”. Trong khi đó, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa lên tiếng kêu gọi thế giới giúp đỡ nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong bài phát biểu đã được ghi âm sẵn, Tổng thống Rajapaksa cho biết một vài tháng qua là giai đoạn "cực kỳ khó khăn” đối với Sri Lanka. Tổng thống Rajapaksa nói: "Hiện nay, chúng tôi đang trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tác động sâu sắc tới đời sống của tất cả người dân và đang dẫn tới bất ổn xã hội... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn bè trong cộng đồng quốc tế để đảm bảo các nhu cầu trước mắt của chúng tôi”. Trong bối cảnh châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức như vậy, phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã nêu ra 5 đề xuất nhằm giúp châu Á "tăng cường hợp tác, duy trì thịnh vượng khu vực cũng như phát huy vai trò trong nỗ lực phục hồi và phát triển chung trên toàn cầu”. Các đề xuất này gồm: Tăng cường trách nhiệm gìn giữ và kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, trên cơ sở mẫu số chung là hợp tác, hiểu biết, lòng tin và trách nhiệm; Tiên phong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tinh thần hợp tác và liên kết theo hướng mở, bao trùm, công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ; Nỗ lực cùng nhau bảo đảm các nền tảng thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của các quốc gia và khu vực châu Á, từ đó tiếp tục duy trì vai trò của châu Á là một động lực then chốt của tăng trưởng toàn cầu; Tiên phong khởi xướng, thúc đẩy các động lực mới cho phát triển; Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và liên kết với các khu vực cũng như các đối tác then chốt trên thế giới. Ngoài các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo châu Á, tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về các chủ đề "thay đổi thế giới từ châu Á” và "trao đổi văn hóa mở ra cơ hội kinh doanh ở châu Á”. Dự kiến ngày 27/5, các đại biểu sẽ tiếp tục nghe các bài phát biểu của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith; Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, đồng thời thảo luận về các chủ đề an ninh kinh tế ở châu Á cũng như vấn đề cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á là một diễn đàn quốc tế có uy tín do hãng Nikkei Inc. tổ chức gần như thường niên từ năm 1995 (ngoại trừ năm 2020 không tổ chức do dịch COVID-19). Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, với chủ đề "Tái định hình vai trò của châu Á trong một thế giới bị chia rẽ”.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nếu các nước ưu tiên an ninh quốc gia hơn sự ổn định của khu vực, trong bối cảnh các chính phủ đang tìm cách tăng cường năng lực quốc phòng sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo đó, nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh "các nước cần phải hợp tác với nhau để tăng cường an ninh tập thể”. Về phần mình, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cảnh báo các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng do tác động của xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Theo Thủ tướng Ismail Sabri, cuộc xung đột Nga - Ukraine đang tạo áp lực đối với nguồn cung thực phẩm toàn cầu, đe dọa gây tổn hại đối với các nước đang phát triển khi người dân đang phải đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt leo thang và thiếu hụt lương thực, hàng hóa. Thủ tướng Ismail Sabri Malaysia cũng cho rằng Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh "không có quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề này một mình”, ông kêu gọi châu Á và các đối tác toàn cầu cần hợp tác với nhau để giải quyết thách thức chung là biến đổi khí hậu. Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thị trường mở và bao trùm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông cũng kêu gọi tiếp tục "ủng hộ các hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ”. Trong khi đó, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa lên tiếng kêu gọi thế giới giúp đỡ nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong bài phát biểu đã được ghi âm sẵn, Tổng thống Rajapaksa cho biết một vài tháng qua là giai đoạn "cực kỳ khó khăn” đối với Sri Lanka. Tổng thống Rajapaksa nói: "Hiện nay, chúng tôi đang trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tác động sâu sắc tới đời sống của tất cả người dân và đang dẫn tới bất ổn xã hội... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn bè trong cộng đồng quốc tế để đảm bảo các nhu cầu trước mắt của chúng tôi”. Trong bối cảnh châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức như vậy, phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã nêu ra 5 đề xuất nhằm giúp châu Á "tăng cường hợp tác, duy trì thịnh vượng khu vực cũng như phát huy vai trò trong nỗ lực phục hồi và phát triển chung trên toàn cầu”. Các đề xuất này gồm: Tăng cường trách nhiệm gìn giữ và kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, trên cơ sở mẫu số chung là hợp tác, hiểu biết, lòng tin và trách nhiệm; Tiên phong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tinh thần hợp tác và liên kết theo hướng mở, bao trùm, công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ; Nỗ lực cùng nhau bảo đảm các nền tảng thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của các quốc gia và khu vực châu Á, từ đó tiếp tục duy trì vai trò của châu Á là một động lực then chốt của tăng trưởng toàn cầu; Tiên phong khởi xướng, thúc đẩy các động lực mới cho phát triển; Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và liên kết với các khu vực cũng như các đối tác then chốt trên thế giới. Ngoài các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo châu Á, tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về các chủ đề "thay đổi thế giới từ châu Á” và "trao đổi văn hóa mở ra cơ hội kinh doanh ở châu Á”. Dự kiến ngày 27/5, các đại biểu sẽ tiếp tục nghe các bài phát biểu của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith; Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, đồng thời thảo luận về các chủ đề an ninh kinh tế ở châu Á cũng như vấn đề cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á là một diễn đàn quốc tế có uy tín do hãng Nikkei Inc. tổ chức gần như thường niên từ năm 1995 (ngoại trừ năm 2020 không tổ chức do dịch COVID-19). Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, với chủ đề "Tái định hình vai trò của châu Á trong một thế giới bị chia rẽ”.

Theo Baotintuc

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/18/166416/cac-nha-lanh-dao-chau-a-keu-goi-doan-ket-de-vuot-qua-cac-thach-thuc.htm