Các nước bảo vệ dữ liệu cá nhân ra sao?Các nước bảo vệ dữ liệu cá nhân ra sao?

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ.

 Máy mPOS nay được dùng khá phổ biến trong thanh toán nhưng cũng có nguy cơ để lại lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin.

Máy mPOS nay được dùng khá phổ biến trong thanh toán nhưng cũng có nguy cơ để lại lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân ở các nước được thể hiện qua nhiều khía cạnh, như bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.

Trong đó, Israel đã ban hành Quy định bảo mật dữ liệu vào tháng 5/2017, tiến hành quy trình kiểm toán đối với hơn 150 công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau để đánh giá mức độ tuân thủ bảo mật dữ liệu, thành lập Cơ quan bảo vệ quyền riêng tư.

Nhật Bản ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân (APPI) vào tháng 5/2017, điều chỉnh đối với tất cả các công ty kinh doanh có trụ sở tại Nhật Bản hay ở nước ngoài khi kinh doanh tại Nhật Bản, thành lập Ủy ban bảo vệ thông tin cá nhân (PPC), tăng cường quản lý các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài (Google, Facebook, Amazon...).

Mới đây, tháng 5/2018, Liên minh Châu Âu đã ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu chung Châu Âu (GDPR), yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định cụ thể, rõ ràng về cách thu thập thông tin cá nhân, địa điểm lưu trữ dữ liệu, loại hình dữ liệu được phép chia sẻ, các công ty nằm ngoài lãnh thổ Châu Âu cũng phải chấp hành các quy định này. Bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm sẽ có nguy cơ đối mặt với mức phạt lên tới 20 triệu Euro hoặc 4% doanh thu toàn cầu hàng năm.

Tháng 7/2019, hãng hàng không British Airway của Anh bị Liên minh Châu Âu phạt 228 triệu đô la sau khi bị tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu tài chính của hàng trăm ngàn khách hàng.

Mỹ đã tăng cường xử lý đối với các hành vi thu thập trái phép thông tin người dùng của Google, Facebook. Tháng 7/2019, Facebook bị Ủy ban thương mại Mỹ (FTC) phạt 5 tỉ đô la vì bê bối dữ liệu Cambridge Analytica để lộ dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng.

Đông Hòa

Nguồn Saigon Times: https://www.thesaigontimes.vn/td/298827/cac-nuoc-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-ra-sao.html