Các nước hồ hởi chào đón tết Canh Tý 2020

Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu tổ chức những lễ hội ăn mừng năm mới theo phong tục và tập quán của riêng mình.

Ở Việt Nam, ngày tết Nguyên đán (tết âm lịch) được xem là ngày tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam và là thời điểm quan trọng nhất năm. Đây là thời điểm để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Không riêng Việt Nam, có rất nhiều nước trên thế giới cũng ăn tết theo âm lịch.

Tùy theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hóa tết, song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

Trung Quốc

Tết năm nay là một cái tết buồn đối với nhiều lao động nhập cư ở TP Vũ Hán, nhiều người trong số họ đã không kịp về quê ăn tết khi lệnh cấm đi lại được ban bố đối với Vũ Hán ngay trước Tết. Trạm đo thân nhiệt xuất hiện khắp nơi, ở các siêu thị, trường học, cơ quan, trên đường cao tốc...

Một cô gái chụp ảnh trước một trung tâm mua sắm ở Hong Kong. Ảnh: CNN

Một cô gái chụp ảnh trước một trung tâm mua sắm ở Hong Kong. Ảnh: CNN

Theo hãng tin AFP, chương trình mừng năm mới thường niên của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc năm nay đã dành thời gian để nhớ đến người dân Vũ Hán và những nhân viên y tế đang chiến đấu với dịch bệnh, động viên họ giành chiến thắng trước hiểm họa này.

Bình rửa tay được trang bị trong một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc hôm 24-1. Ảnh: AFP

Bình rửa tay được trang bị trong một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc hôm 24-1. Ảnh: AFP

Dù vậy, ở một số khu vực cách xa điểm bùng phát, người dân vẫn có thể tổ chức những hoạt động ăn mừng tương đối bình thường. Những tụ điểm giải trí, đèn lồng vẫn được thắp lên cho thấy một không khí đầu năm mới đầy sức sống.

Hoạt động múa lân-sư-rồng ở Tân Cương (Trung Quốc) hôm 22-1. Ảnh: CNN

Hoạt động múa lân-sư-rồng ở Tân Cương (Trung Quốc) hôm 22-1. Ảnh: CNN

Người dân Trung Quốc đón tết với khẩu trang thường trực. Ảnh: CNN

Người dân Trung Quốc đón tết với khẩu trang thường trực. Ảnh: CNN

Hoạt động đốt pháo tại đền Jokhang, Tây Tạng. Ảnh: CNN

Hoạt động đốt pháo tại đền Jokhang, Tây Tạng. Ảnh: CNN

Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, tết âm lịch - hay còn gọi là Seollal, cũng là một ngày lễ linh thiêng với quan niệm đây là dịp xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, tết Seollal bắt đầu từ ngày 1-1 âm lịch và thường kéo dài trong ba ngày.

Trong ba ngày tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Hai em bé Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống có mặt tại nhà ga Seoul cùng gia đình để lên tàu về quê đón tết. Ảnh: YONHAP

Hai em bé Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống có mặt tại nhà ga Seoul cùng gia đình để lên tàu về quê đón tết. Ảnh: YONHAP

Đặc biệt, một nét đẹp văn hóa của người dân Hàn Quốc là lễ hội lửa Jeju Jeongwol Daeboreum được tổ chức ở đảo Jeju. Đây là một lễ hội vui nhộn và hoành tráng của người nông dân và ngư dân nơi đây. Lễ hội được tổ chức với mong muốn cầu mùa màng bội thu và một năm bình an, may mắn.

Khung cảnh ăn mừng lễ Jeongwol Daeboreum 2020. Ảnh: CNN

Khung cảnh ăn mừng lễ Jeongwol Daeboreum 2020. Ảnh: CNN

Một người đàn ông thực hiện nghi lễ truyền thống, xoay tròn một khối than đang cháy trong lễ Jeongwol Daeboreum. Ảnh: CNN

Một người đàn ông thực hiện nghi lễ truyền thống, xoay tròn một khối than đang cháy trong lễ Jeongwol Daeboreum. Ảnh: CNN

Ngoài ra, khu chợ truyền thống Kkachisan ở thủ đô Seoul trong dịp đầu năm cũng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với một số hoạt động đặc biệt được tổ chức cho người dân và khách tham quan như: Việc tặng canh bánh gạo truyền thống, một trong những món ăn đặc trưng cho dịp Seollal...

Một góc nhộn nhịp của chợ Kkachisan ngày tết. Ảnh: CNN

Một góc nhộn nhịp của chợ Kkachisan ngày tết. Ảnh: CNN

Indonesia

Từ năm 2001, cựu Tổng thống Indonesia Abdurrahman Wahid đã ra quyết định xác định tết Nguyên đán là ngày lễ quốc gia của đất nước này. Điều này chứng minh Indonesia là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và có tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Có khoảng 1,2% dân số Indonesia là người gốc Trung Hoa, cộng đồng người gốc Trung Hoa tại Indonesia dù theo tôn giáo nào, kể cả Đạo hồi cũng đón ngày lễ này.

Một đám múa lân-sư-rồng diễn ra sôi nổi ở thủ đô Jakarta hôm 18-1. Ảnh: CNN

Một đám múa lân-sư-rồng diễn ra sôi nổi ở thủ đô Jakarta hôm 18-1. Ảnh: CNN

Tết truyền thống của người Hồi giáo Indonesia được gọi là tết Hijiriah. Vào ngày này, một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em.

Trong ngày tết, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.

Một cụ bà đi thăm đền Dharma Bhakti - đền Trung Quốc cổ nhất Jakarta. Ảnh: THE JAKARTA POST

Một cụ bà đi thăm đền Dharma Bhakti - đền Trung Quốc cổ nhất Jakarta. Ảnh: THE JAKARTA POST

Các vũ công trong các bộ trang phục truyền thống tham gia diễu hành dịp lễ hội Grebeg Sudiro ở TP Solo. Đây là sự kiện hàng năm nhằm chuẩn bị cho năm mới. Ảnh: CNN

Các vũ công trong các bộ trang phục truyền thống tham gia diễu hành dịp lễ hội Grebeg Sudiro ở TP Solo. Đây là sự kiện hàng năm nhằm chuẩn bị cho năm mới. Ảnh: CNN

Phần lớn người theo đạo Hindu tại Indonesia sống tại đảo Bali, hòn đảo du lịch nổi tiếng. Ngày bắt đầu năm mới tại Bali (Nyepi) vô cùng náo nhiệt và rộn rã. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng. Thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông đảo.

Vào đêm Hijiriah, người dân thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Ảnh: CNN

Vào đêm Hijiriah, người dân thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Ảnh: CNN

VĨ CƯỜNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/cac-nuoc-ho-hoi-chao-don-tet-canh-ty-2020-885452.html