Các phương pháp điều trị chấn thương hàm mặt

Chấn thương hàm mặt là một trong những loại chấn thương phổ biến và phức tạp nhất trong y học, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về cấu trúc giải phẫu, kỹ năng chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Việc điều trị chấn thương hàm mặt có thể được chia thành hai phương pháp chính: Phẫu thuật và điều trị bảo tồn. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tình trạng tổng thể của bệnh nhân và nguy cơ các biến chứng...

Nội dung

1. Phẫu thuật điều trị chấn thương hàm mặt

2. Điều trị bảo tồn

2.1. Thuốc giảm đau

2.2. Thuốc kháng sinh

2.3. Thuốc kháng viêm

3. Phòng ngừa và phục hồi sau chấn thương như thế nào?

1. Phẫu thuật điều trị chấn thương hàm mặt

- Tác dụng: Phẫu thuật thường áp dụng trong những trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương hở, hoặc có biến dạng lớn thường cần can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật cố định xương bằng nẹp hoặc vít là phương pháp phổ biến.

Lưu ý, chống chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không thể chịu được phẫu thuật hoặc các trường hợp gãy xương ổn định không cần can thiệp.

Phẫu thuật thường áp dụng trong những trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương hở.

Phẫu thuật thường áp dụng trong những trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương hở.

2. Điều trị bảo tồn

Các trường hợp gãy xương đơn giản, không di lệch hoặc chỉ di lệch nhẹ có thể được điều trị bảo tồn với việc cố định bằng băng cuốn, sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng, giảm đau...

2.1. Thuốc giảm đau

Tác dụng: Các thuốc giảm đau được dùng trong các trường hợp chấn thương nhẹ, giúp hạ sốt, giảm đau từ nhẹ đến trung bình thường dùng như paracetamol, ibuprofen...

Tác dụng phụ: Thuốc paracetamol có thể gây ngộ độc gan nếu dùng quá liều.

Chống chỉ định: Không dùng paracetamol cho người suy gan nặng, quá mẫn cảm với paracetamol. Tăng nguy cơ độc tính gan khi dùng paracetamol cùng với rượu hoặc thuốc gây cảm ứng enzyme gan như carbamazepine.

Không dùng ibuprofen cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày-tá tràng, suy thận nặng, suy tim nặng, hoặc rối loạn đông máu. Tăng nguy cơ loét và xuất huyết khi dùng ibuprofen cùng với corticosteroids hoặc thuốc chống đông máu (warfarin).

2.2. Thuốc kháng sinh

Tác dụng: Thuốc kháng sinhg được dùng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm như Streptococcus, H. influenzae. Các thuốc thường dùng như amoxicillin, clindanmycin (dùng trong trường hợp quá mẫn với penicillin).

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

Chống chỉ định: Khôngdùngamoxicillin cho các trường hợp quá mẫn với penicillin hoặc cephalosporin. Giảm hiệu quả khi dùng amoxicillin cùng với thuốc tránh thai đường uống; có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của methotrexate.

Chống chỉ địnhdùng clindanmycin trong trường hợp viêm đại tràng, quá mẫn với clindamycin. Tăng nguy cơ viêm đại tràng giả mạc khi dùng cùng với thuốc kháng sinh phổ rộng khác.

Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc phức tạp, đặc biệt khi có liên quan đến xương hoặc mô mềm, cần dùng đến ciprofloxacin. Tác dụng phụ có thể gặp tê tay chân, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày…

Lưu ý: Không dùng ciprofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi (trừ trường hợp nghiêm trọng), phụ nữ mang thai, người có tiền sử động kinh.

2.3. Thuốc kháng viêm

Tác dụng: Các thuốc kháng viêm giúp giảm viêm nặng, giảm phù nề do chấn thương, thường dùng như dexamethasone...

Tác dụng phụ: Lạm dụng thuốc có thể gây mỏng da, teo cơ, loãng xương, chậm phát triển, suy tuyến thượng thận…

Lưu ý,không dùng dexamethasone trong trường hợp nhiễm trùng nặng chưa kiểm soát, loét dạ dày-tá tràng, loãng xương nặng. Tăng nguy cơ loét dạ dày khi dùng cùng với NSAIDs; có thể giảm hiệu quả của thuốc điều trị đái tháo đường.

3. Phòng ngừa và phục hồi sau chấn thương như thế nào?

- Phòng ngừa: Đeo mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, sử dụng bảo hộ khi chơi thể thao và tuân thủ các quy tắc an toàn trong lao động có thể giảm nguy cơ chấn thương vùng hàm mặt.

- Phục hồi: Việc can thiệp vật lý trị liệu sớm giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động hàm mặt và giảm thiểu các biến chứng dài hạn như cứng hàm hoặc biến dạng khuôn mặt.

Các bài tập như mở miệng dần dần, xoa bóp nhẹ nhàng, và theo dõi tình trạng sưng tấy có thể giúp phục hồi chức năng hàm mặt.

BS. Nguyễn Trọng Thủy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-chan-thuong-ham-mat-169240903214717348.htm