Các tập đoàn Mỹ phục hồi chậm trước làn sóng lây nhiễm thứ ba

Thước đo niềm tin của các giám đốc điều hành tại nhiều công ty lớn đã tăng lên so với đầu năm, nhưng không khó nhận ra giọng điệu do dự và biểu cảm thường xuyên phiền muộn của họ trong bối cảnh nước Mỹ đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba.

Nền kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi chậm trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp - Ảnh: AP

Trong những diễn đàn vận động bầu cử, cả Tổng thống Donald Trump và Joe Biden đều hứa hẹn sẽ hồi sinh nền kinh tế của Mỹ từ trạng thái tuyệt vọng do đại dịch gây ra.

Muốn làm vậy đòi hỏi một sự thay đổi bước ngoặt với một Hoa Kỳ hợp nhất, vốn đã trải qua một thời kỳ suy thoái kinh hoàng.

Khi Joe Biden - ông chủ Nhà Trắng tiếp theo bắt đầu nhiệm kỳ bốn năm của mình vào tháng Giêng, hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ sẽ ở trạng thái nào? Một số dấu hiệu quan trọng gần đây có thể có vẻ hứa hẹn.

Nền kinh tế của Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ kỷ lục 33%, trên cơ sở hàng năm, trong quý thứ ba.

Tổng lợi nhuận của các công ty lớn nằm trong chỉ số S&P 500 đã vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích khoảng 1/5, với 85% công ty tốt hơn dự báo trong quý.

CEO của ngân hàng Morgan Stanley, ông Michael Wilson tính toán rằng doanh thu trung bình của công ty trong S&P 500 đã tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không quá ngạc nhiên khi Conference Board, một tổ chức nghiên cứu, đã công bố một cuộc khảo sát vào ngày 20 tháng 10 cho thấy thước đo niềm tin của các lãnh đạo tại các công ty lớn đã tăng từ 45 lên 64 trong quý trước — nếu con số đạt trên 50 cho thấy phản hồi tích cực hơn là tiêu cực.

Tuy nhiên, bất kỳ ai theo dõi các công ty lớn với các nhà đầu tư Phố Wall đều không thể không nhận ra giọng điệu do dự và biểu cảm thường xuyên phiền muộn của các giám đốc điều hành. Ví dụ công ty thanh toán Visa mô tả sự phục hồi là “không ổn định”.

Ông Caterpillar, một nhà sản xuất máy móc công nghiệp, thừa nhận họ đang “giữ nhiều hàng tồn kho hơn so với bình thường” vì những bất ổn do đại dịch gây ra.

Và một phân tích toàn diện về các số liệu cho thấy rằng sự phục hồi của doanh nghiệp rất không đồng đều, với một số ngành và một số công ty nhỏ hơn vẫn đang gặp khó khăn lớn.

Trong khi đó, bảng cân đối kế toán của công ty đang căng, có thể kìm hãm đầu tư và dẫn đến sự gia tăng sau đó của các khoản nợ vỡ nợ.

Sự bùng nổ kinh tế của Mỹ trong quý gần đây nhất sẽ rất ấn tượng nếu nó không xảy ra ngay sau sự sụt giảm tương đương của GDP trong khoảng thời gian ba tháng trước đó.

Conference Board tính toán, nền kinh tế vẫn nhỏ hơn 3,5% so với cuối năm 2019 và có khả năng nó sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến cuối năm 2021 hoặc có thể muộn hơn.

Không khí trong các phòng họp của các công ty nhỏ rất tồi tệ - Ảnh: The Economist/Shutterstock

Đối với phần lớn các công ty có lợi nhuận vượt kỳ vọng trong quý này, CEO Tobias Levkovich của ngân hàng Citi, tỏ ra không mấy ấn tượng: “Cao hơn mức lợi nhuận được kỳ vọng thấp không phải là một kỳ tích lớn”. Rõ ràng là các nhà phân tích đã quá bi quan khi họ đưa ra các dự báo hồi đầu năm.

Ông nói thêm rằng nhiều công ty đã cố gắng cải thiện lợi nhuận không phải bằng cách tăng doanh số bán hàng mà bằng cách cắt giảm chi phí của họ. Ông cho rằng triển vọng kinh doanh vẫn còn “mờ mịt”, vì “bạn không thể cắt giảm chi phí để đạt được sự thịnh vượng”.

Việc càng xem xét các con số, sự phục hồi trông càng không nhất quán. Một nguyên nhân gây ra khác biệt là vị trí khách hàng của công ty tọa lạc.

CEO Jonathan Golub của Credit Suisse, một ngân hàng khác, ước tính rằng các công ty trong S&P 500 đã báo cáo doanh thu gộp giảm 2,8% và lợi nhuận giảm 10,2% trong quý 3 so với một năm trước đó.

Nhưng ông ước tính rằng tại các công ty Mỹ tập trung vào xuất khẩu, lợi nhuận giảm mạnh hơn 14%, trong khi những công ty phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường nội địa chịu sự sụt giảm dưới 9%. Quy mô công ty đưa ra một góc nhìn khác để thấy sự phục hồi không đồng đều.

CEO Binky Chadha của Deutsche Bank lập luận rằng đó là "câu chuyện về hai thị trường chứng khoán". Giá trị vốn hóa thị trường của 5 gã khổng lồ lớn nhất ngành công nghệ (Facebook, Amazon, Apple, Microsoft và Alphabet) đã giảm so với mức đỉnh của nó là gần 1/4 toàn bộ giá trị của chỉ số S&P 500 trong những tuần gần đây.

Mặc dù vậy, họ đã tạo ra lợi nhuận ở mức 39% cho các cổ đông trong năm nay và không có họ, 495 công ty khác chỉ tạo ra lợi nhuận -1%.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tan nát. Tỷ lệ các công ty đang thua lỗ - dựa trên Russell 2000, một chỉ số cho SMEs- đã giảm một chút so với mức đỉnh là trên 40%, nhưng vẫn ở mức trên 30%.

SMEs có nguy cơ thua lỗ gấp gần 4 lần so với các công ty lớn, một tình hình tồi tệ hơn nhiều so với thời kỳ suy thoái năm 2001 hoặc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước.

Không khí trong các phòng họp của các công ty nhỏ rất tồi tệ. Cuộc khảo sát mới nhất về các giám đốc điều hành tại SMEs, được xuất bản bởi Wall Street Journal và Vistage, một tổ chức huấn luyện điều hành, cho thấy tâm lý "bị đình trệ vào tháng 10 năm 2020 do lo ngại gia tăng về suy thoái kinh tế trong bối cảnh bùng phát trở lại của dịch covid-19".

Viễn cảnh ảm đạm, bi quan nhất trong sáu năm, có thể được giải thích bởi thực tế là 42% doanh nghiệp nhỏ tin rằng họ sẽ cạn kiệt tiền mặt trong vòng dưới sáu tháng.

Nếu sự không nhất quán của việc phục hồi là một điều đáng lo lắng, thì điều lo lắng khác chính là tình trạng bảng cân đối kế toán của các công ty.

Khoản nợ của công ty đã tăng lên trước đại dịch và nhiều công ty đã phải nhanh chóng gia tăng vay nợ để trang trải sự thiếu hụt doanh thu mà họ đã trải qua trong năm nay.

Edward Altman của Trường Kinh doanh NYU Stern lo lắng về điều mà ông gọi là “sự tích tụ khổng lồ của các khoản nợ phi tài chính của công ty”.

Theo ước tính của ông, các công ty đã phát hành hơn 360 tỷ đô la trái phiếu lợi suất cao (tức là trái phiếu rủi ro cao) cho đến thời điểm hiện tại trong năm nay, vượt qua kỷ lục trước đó là 345 tỷ đô la trong cả năm 2012.

Với tỷ số nợ trên lợi nhuận đạt tới mức nguy hiểm và sự bùng phát trở lại của các vụ vỡ nợ doanh nghiệp, ông Altman tính toán rằng 6,5% đến 7% trái phiếu rủi ro cao, tính theo giá trị đô la, sẽ vỡ nợ vào năm 2020.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cac-tap-doan-my-phuc-hoi-cham-truoc-lan-song-lay-nhiem-thu-ba-post106347.html