Cách để không chiều hư trẻ

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa thương yêu và chiều chuộng. Đặc biệt, các phụ huynh có xu hướng đáp ứng mọi thứ trẻ yêu cầu.

Việc đặt ra kỷ luật khi trẻ làm sai là vô cùng cần thiết.

Việc đặt ra kỷ luật khi trẻ làm sai là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, thực tế, cha mẹ cần lưu ý một số cách giáo dục để tránh chiều hư trẻ.

Bốn phong cách nuôi dạy con

Phong cách nuôi dạy con của các phụ huynh có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ lòng tự trọng và sức khỏe thể chất, đến cách trẻ tương tác với người khác.

Điều quan trọng là cha mẹ cần đảm bảo phong cách nuôi dạy con luôn hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ. Bởi, cách cha mẹ tương tác và kỷ luật con mình sẽ ảnh hưởng đến trẻ trong suốt quãng đời còn lại.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được bốn kiểu nuôi dạy con cái chính. Đó là: Độc tài, có thẩm quyền, dễ dãi và không quan tâm.

Mỗi kiểu nuôi dạy con có một cách tiếp cận khác nhau. Đồng thời, có những ưu và nhược điểm khác nhau. Không có cách nuôi dạy con nào đúng. Tuy nhiên, phong cách nuôi dạy con mà hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), khuyến nghị là một cách tiếp cận đáng tin cậy.

Với những phụ huynh nuôi dạy con độc đoán, cảm xúc của trẻ thường không được quan tâm. Trong khi đó, những cha mẹ tin rằng, các quy tắc họ đưa ra luôn đúng đắn; Trẻ em nên tuân theo các quy tắc mà không có ngoại lệ.

Cha mẹ độc đoán thường không quan tâm đến đàm phán và chỉ tập trung vào sự vâng lời của trẻ. Họ đặt ra các quy tắc và thực thi hậu quả mà không quan tâm đến ý kiến của trẻ. Họ có thể sử dụng các hình phạt thay vì kỷ luật. Vì vậy, thay vì dạy trẻ cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn, trẻ thường cảm thấy hối tiếc vì những sai lầm của mình.

Trong khi đó, những cha mẹ có thẩm quyền thường nỗ lực rất nhiều để tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với con mình. Đồng thời, giải thích lý do đằng sau các quy tắc.

Những phụ huynh này cũng đặt ra các giới hạn, thực thi quy tắc và đưa ra hậu quả, nhưng cân nhắc đến cảm xúc của con. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những đứa trẻ có cha mẹ thẩm quyền có nhiều khả năng trở thành người trưởng thành có trách nhiệm, cảm thấy thoải mái khi tự biện hộ và bày tỏ ý kiến cũng như cảm xúc. Trẻ em được nuôi dạy với kỷ luật như vậy có xu hướng hạnh phúc và thành công.

Với các cha mẹ dễ dãi, các quy tắc được đặt ra, nhưng hiếm khi áp dụng. Những phụ huynh này cũng không đưa ra hậu quả khi trẻ làm sai. Họ nghĩ rằng, trẻ sẽ học tốt nhất khi cha mẹ ít can thiệp.

Cha mẹ dễ dãi thường đảm nhận vai trò bạn bè hơn là phụ huynh. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ dễ dãi có nhiều khả năng gặp khó khăn trong học tập, bộc lộ nhiều vấn đề về hành vi hơn.

Một kiểu nuôi dạy con khác là không quan tâm. Những phụ huynh này không hỏi con về trường học hay bài tập về nhà. Họ cũng hiếm khi biết con mình đang ở đâu hoặc với ai. Đồng thời, cha mẹ như vậy thường không dành nhiều thời gian cho con.

Trẻ em có cha mẹ không quan tâm thường gặp các vấn đề về lòng tự trọng, có xu hướng học kém ở trường. Đồng thời, thể hiện các vấn đề về hành vi và cảm thấy không hạnh phúc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cách nuôi dạy con có thẩm quyền là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thực tế, không ít cha mẹ chiều hư trẻ. Đồng thời, những phụ huynh này khiến con mình tin rằng, trẻ có quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn.

Theo các chuyên gia, khi muốn uốn nắn con mình trở thành những người có sự biết ơn, kiên nhẫn, tự chủ, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp.

Cha mẹ cần dạy trẻ cách nói lời cảm ơn.

Cha mẹ cần dạy trẻ cách nói lời cảm ơn.

Yêu cầu trẻ làm việc nhà

Cha mẹ cần giao cho trẻ những công việc phù hợp với lứa tuổi. Điều đó không chỉ giúp phụ huynh giảm tải công việc nhà, mà còn có thể khiến trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng.

Ban đầu, các cha mẹ có thể mất nhiều thời gian hơn để dạy trẻ nhỏ cách làm những việc đơn giản như quét nhà đúng. Bởi, sự thật là, nhiều phụ huynh cho rằng, tự mình làm những việc như vậy thường dễ dàng hơn. Song, thực tế, dạy con mình cách làm việc nhà có thể là nền tảng quan trọng để giúp trẻ trong suốt quãng đời còn lại.

Dạy trẻ nói lời cảm ơn

Cho dù đó là những điều nhỏ nhặt xảy ra hằng ngày như bữa tối do phụ huynh đã chuẩn bị, hay những điều lớn lao hơn như món quà sinh nhật trẻ được nhận, các bé nên biết cách nói lời cảm ơn. Đồng thời, lời cảm ơn đó cần được trẻ nói ra như một phản xạ, mà không cần ai nhắc nhở.

Do đó, cha mẹ cần là một tấm gương tốt bằng cách chỉ cho con mình cách phụ huynh đã nói lời cảm ơn với những người xung quanh. Ví dụ, phụ huynh có thể làm gương và nói cảm ơn với nhân viên phục vụ hoặc giao dịch viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, hãy ngồi xuống và cùng con viết những lời cảm ơn. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể để con tự viết. Sau đó, hãy để trẻ gửi bức thư này cho những người đã tặng quà hoặc giúp đỡ con theo một cách nào đó.

đặt ra biện pháp kỷ luật

Một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần dạy cho trẻ là cách tự điều chỉnh bản thân để không bị kỷ luật. Đặt ra những ranh giới và kỳ vọng vững chắc từ sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách trẻ cư xử khi lớn lên.

Những đứa trẻ được dạy từ khi còn nhỏ về cách cư xử vui vẻ, kiên nhẫn và tự chủ sẽ có nhiều khả năng kết bạn dễ dàng và thành công hơn trong môi trường xã hội. Kỷ luật con là một trong những cách quan trọng mà cha mẹ có thể tránh làm hư con mình.

Biết làm từ thiện

Phụ huynh hãy giáo dục con mình trở thành người biết chú ý tới nhu cầu của bạn bè, gia đình và thế giới bên ngoài, cũng như phát triển mong muốn giúp đỡ những người khác khi gặp khó khăn. Cha mẹ cũng cần khuyến khích con suy nghĩ sâu xa hơn bằng cách làm các công việc tình nguyện cùng nhau.

Tất cả thành viên trong gia đình có thể dọn dẹp công viên, chia sẻ thức ăn cho những gia đình gặp khó khăn, hoặc thậm chí giúp đỡ những người hàng xóm lớn tuổi.

Những hành động tử tế nhỏ này có thể dạy trẻ rằng, có những người kém may mắn hơn mình. Trẻ cũng sẽ học được rằng, con có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người.

Cha mẹ không nên đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ.

Cha mẹ không nên đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ.

Không đưa ra lời khen “bừa bãi”

Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về việc liệu có nên trao cúp cho mọi người chỉ vì đã tham gia một trò chơi hoặc cuộc đua và cho rằng, mọi đứa trẻ đều tài năng cũng như xuất sắc hay không. Thực tế là, không phải ai cũng có thể giành chiến thắng hoặc tài năng như nhau trong mọi việc.

Điều thực sự quan trọng là nuôi dưỡng mong muốn của trẻ. Từ đó, giúp trẻ dám thử, đương đầu với thất bại và thử lại những điều con muốn làm. Phụ huynh hãy khuyến khích, thay vì khen ngợi trẻ khi không cần thiết.

Khi trẻ thất bại trong một việc gì đó, hãy nhắc nhở chúng rằng, việc không thành công là điều hoàn toàn bình thường. Đồng thời, khuyến khích trẻ cố gắng và tin rằng, với những nỗ lực, một ngày nào đó, con sẽ làm được.

Nếu trẻ không giỏi một thứ gì đó, cha mẹ hãy nhắc nhở con mình về nhiều thứ khác mà con làm tốt. Phụ huynh hãy nhắc trẻ nghĩ về những người khác nhau, chẳng hạn như bạn bè và gia đình, rằng, họ giỏi những việc khác nhau như thế nào. Nhắc nhở trẻ rằng, chính những điểm khác biệt này khiến chúng ta trở nên độc đáo và thú vị.

Hãy chắc chắn trẻ chú trọng đến cách cư xử

Cách cư xử tốt không chỉ đơn giản là nói lời cảm ơn. Thực tế, nói một cách tử tế với mọi người, thể hiện tinh thần thể thao tốt trong các trò chơi, cách cư xử lịch sự trên bàn ăn, chào hỏi mọi người đúng mực và có những cách cư xử tốt cơ bản khác là các kỹ năng cần thiết để làm nên một đứa trẻ ngoan.

Thấm nhuần giá trị của tiền

Dạy trẻ về tiền bạc là một cách quan trọng để đảm bảo cha mẹ không chiều hư con mình. Bởi, nhiều trẻ có xu hướng đòi hỏi cha mẹ mua cho mình đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì con muốn. Trẻ cũng có thể than vãn về việc không được mua món đồ gì đó tại cửa hàng.

Khi biết về giá cả của mọi thứ, cách quản lý ngân sách gia đình và quản lý tiền tiêu vặt của chính mình, trẻ sẽ ít than vãn và đòi hỏi mọi thứ chúng muốn ở cửa hàng.

Theo Very well family

Kim Dung

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/cach-de-khong-chieu-hu-tre-post645443.html