Cách lau dọn và trang trí bàn thờ Tết đơn giản, đẹp mắt mà thể hiện được lòng thành tâm

Cách trang trí bàn thờ Tết có những món đồ cúng khác nhau tùy theo phong tục mỗi miền. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc chung khi bày đồ thờ và trang trí bàn thờ Tết thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Bàn thờ Tết miền Bắc

Bàn thờ Tết miền Bắc đơn giản và trang trọng. Trên bàn thờ luôn có một cành đào và bánh chưng. Mâm ngũ quả sẽ có chuối xanh cùng các loại trái cây khác. Tùy gia đình sẽ có thêm quả Phật thủ.

Bàn thờ Tết miền Trung

Bàn thờ Tết miền Trung sẽ có nhiều loại trái cây khác nhau tùy theo phong tục từng vùng. Bàn thờ miền Trung không có những loại quả có vị đắng mà chỉ dùng những loại quả có vị ngọt.

Bàn thờ Tết Miền Nam

Bàn thờ Tết miền Nam đặc sắc với các loại trái cây quen thuộc: Cầu – Dừa – Đủ – Xoài – Sung. Bàn thờ Tết các tỉnh miền Nam thường sẽ có quả dưa hấu đỏ. Đây là biểu tượng của sự may mắn, đại cát cho cả năm.

Trang trí bàn thờ ngày Tết thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Trang trí bàn thờ ngày Tết thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Trang trí bàn thờ Tết

Trước khi trang trí bàn thờ Tết, gia chủ nên nắm rõ các nguyên tắc khi bài trí đồ thờ. Đặc biệt là vị trí đồ thờ và phụ kiện, đồ cúng ngày Tết.

Lưu ý khi dọn bàn thờ

Đối với bàn thờ thông thường, bát hương là vật dụng được đặt phía trước bức ảnh thờ. Gia chủ nên để ở chính giữa bàn thờ, cách mép rìa một khoảng tránh việc bát hương bị rơi. Các chén/bát nước cúng sẽ được đặt trước bát hương.

Đèn dầu hoặc chân nến nên đặt ở hai bên sát mép ngoài cùng của bàn thờ.

Lọ hoa cắm bàn thờ ngày Tết có thể đặt hai bên trái phải để tạo điểm nhấn cho bàn thờ.

Mâm bồng có thể được đặt trước bát hương và được chia làm ba mâm bồng nhỏ xung quanh.

Bát cơm và đũa thờ được đặt bên phải, phía sau bát hương một chút.

Lư hương sẽ được đặt đối diện và ở phía sau bát hương. Vì vậy cần để lư hương cao hơn bát hương để tôn lên sự trang trọng và trang nghiêm cho bàn thờ.

Hướng dẫn trang trí bàn thờ Tết

Làm sạch bàn thờ tổ tiên

Trước khi lau dọn bàn thờ, bạn cần tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị hoa quả để đặt lên và thắp nhang thông báo để xin phép tổ tiên. Sau khi hương cháy hết, mới tiến hành lau dọn.

Khi lau dọn, cần mở rộng các cửa trong nhà và chuẩn bị khăn sạch và vật dụng lau phải là đồ dùng riêng. Nên lau dọn từ trên xuống dưới để tránh bụi bẩn bám vào bàn thờ. Nên dùng rượu pha loãng với nước gừng để lau các vật dụng trên bàn thờ. Nếu nhà có tượng Phật, thì nên thay rượu bằng nước ấm để lau sạch.

Trước khi bắt tay vào trang trí bàn thờ, bạn nên vệ sinh bàn thờ sạch sẽ.

Trước khi bắt tay vào trang trí bàn thờ, bạn nên vệ sinh bàn thờ sạch sẽ.

Để tiện lợi hơn trong việc lau dọn, cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị và các đồ thờ cúng khác trong lúc dọn dẹp. Nếu gia đình có cả bài vị thần linh và gia tiên, thì nên đặt riêng cách nhau ra. Sau khi lau dọn bàn thờ sạch sẽ, các đồ thờ cúng cần được đặt lại lên bàn thờ theo đúng vị trí, thứ tự và hạn chế xê dịch.

Các vật dụng cần chuẩn bị để dọn bàn thờ

Đèn dầu hoặc chân nến; Bát hương hoặc đỉnh thờ; Giấy tiền, vàng mã; Một vài cái ly nhỏ, thấp cùng với bình trà và bình rượu ngon; Hoa quả; Bình hoa; Xung quanh có thể bày thêm các loại bánh mứt, cau trầu; Hoa trên bàn thờ Tết.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-lau-don-va-trang-tri-ban-tho-tet-don-gian-dep-mat-ma-the-hien-duoc-long-thanh-tam-17224122407345921.htm