Cách nào chủ động phòng tránh tai nạn giao thông dịp Tết?

Cứ mỗi dịp Tết đến lượng phương tiện càng tăng cao do các gia đình thường chọn tự lái xe về quê ăn Tết thay vì sử dụng phương tiện công cộng.

Càng về những ngày cuối năm mật độ phương tiện lưu thông ngày càng cao

Càng về những ngày cuối năm mật độ phương tiện lưu thông ngày càng cao

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2022, trên toàn quốc xảy ra 64 vụ TNGT, làm chết 38 người, bị thương 35 người; so với 03 ngày đầu năm 2021, giảm 03 vụ (4,5%), giảm 02 người chết (5%), giảm 02 người bị thương (5,4%). Trong đó, trên đường bộ xảy ra 63 vụ, làm chết 37 người, bị thương 35 người. Trên đường sắt xảy ra 01 vụ, làm 01 người chết.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mật độ xe và người vận chuyển hàng hóa phục vụ Tết, đi sắm Tết tăng lên. Tết năm nay lại được nghỉ dài, vì vậy nguy cơ xảy ra TNGT đường bộ, đường sắt là khó tránh khỏi.

Để hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra, người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông và người đi bộ cần nêu cao ý thức tự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và của người khác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ và lưu ý các cách dưới đây để phòng tránh TNGT.

Không xao lãng

Lái xe khi xao lãng vốn là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam và nó càng trở nên nghiêm trọng hơn vào dịp nghỉ lễ khi mọi người quá bận tâm chuẩn bị cho ngày Tết. Một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virgina cho thấy, nhắn tin khi lái xe có thể tăng nguy cơ vụ va chạm tăng lên 23 lần so với khi tập trung lái xe. Mối nguy lớn nhất đối với các tài xế trên đường là những người điều khiển phương tiện khác, do đó hãy luôn luôn tập trung nhìn đường thay vì chiếc điện thoại của mình.

Đã uống rượu, bia thì không lái xe

Đã uống rượu, bia thì không lái xe

Đã uống rượu, bia thì không lái xe

Sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông trong những ngày Tết.

Khi có chất men trong người, người điều khiển phương tiện thường chạy tốc độ cao, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, vượt sai quy định, đi sai phần đường, không làm chủ được tay lái. Do đó, khi đã uống bia, rượu tuyệt đối không điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Lựa chọn phương tiện an toàn

Dịp Tết, cần có kế hoạch cụ thể nếu phải di chuyển, đi xa. Xe máy chỉ thích hợp với quãng đường ngắn. Ô tô cũng là phương tiện khá an toàn, nhưng trong những ngày Tết nên thận trọng khi lựa chọn chặng đường dài. Nếu quãng đường trên 300km nên chọn đi tàu hỏa hoặc máy bay.

Xe khách được nhiều người lựa chọn để về quê dịp Tết. Tuy nhiên cuối năm, nhiều xe khách do tài xế đi ẩu, tranh giành khách, hoặc tăng chuyến để chạy. Nếu đi xe khách hãy lựa chọn hãng xe có uy tín, chất lượng mà bạn đã từng đi và cảm thấy an toàn. Tránh bắt xe dọc đường, bến cóc.

Kiểm tra kỹ lưỡng phương tiện trước khi lái xe

Nếu bạn đi xe máy, trước khi ra đường cần quan sát, kiểm tra lốp, hệ thống phanh,… thực sự an toàn mới vận hành. Khi điều khiển xe hãy đội mũ bảo hiểm, tuân thủ Luật Giao thông; Tránh nóng vội, gấp gáp mà đi quá tốc độ quy định.

Đối với phương tiện giao thông là ô tô, trước khi bắt đầu một chuyến đi dài, hãy bảo đảm là có đủ khả năng thực hiện chuyến đi. Nếu địa hình nhiều đèo núi, nguy hiểm, phải có kinh nghiệm mới thực hiện hành trình. Hãy bảo đảm xe đang ở trạng thái tốt nhất để giảm thiểu những nguy cơ có thể gặp phải trên đường.

Nghỉ ngơi đúng lúc

Lái xe khi mệt mỏi cũng nguy hiểm không kém lái xe khi say rượu. Vì vậy, cho dù bạn đang trên hành trình xuyên Việt cùng gia đình hay đã kiệt sức sau nhiều ngày ăn mừng năm mới, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghỉ ngơi đủ trước ngồi sau tay lái. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6-7 tiếng mỗi đêm có khả năng gây tai nạn cao hơn gấp đôi, trong khi những người ngủ ít hơn 5 giờ khiến nguy cơ này tăng lên gấp 4-5 lần.

Anh Nguyễn

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/cach-nao-chu-dong-phong-tranh-tai-nan-giao-thong-dip-tet-d94046.html