Cách nấu xôi gấc lên màu đẹp, thơm dẻo cúng Tất niên

Cùng với các món truyền thống như gà luộc, giò lụa hay bánh chưng, xôi gấc là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tét của người Việt Nam.

Người Việt ta vẫn quan niệm rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Ảnh Học nấu ăn

Người Việt ta vẫn quan niệm rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Ảnh Học nấu ăn

Trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày đầu năm mới hay bữa cơm Tất niên, người Việt thường chuẩn bị thêm một đĩa xôi gấc như niềm tin sẽ được nhiều lộc, nhiều may mắn trong cả năm. Ảnh Internet

Trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày đầu năm mới hay bữa cơm Tất niên, người Việt thường chuẩn bị thêm một đĩa xôi gấc như niềm tin sẽ được nhiều lộc, nhiều may mắn trong cả năm. Ảnh Internet

Để nấu món xôi gấc ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu: 1 kg gạo nếp (nên lựa chọn loại nếp hạt to, tròn và có độ dẻo, thơm), 1 quả gấc tươi vừa đủ độ chín (nên chọn lựa những quả có gai nhỏ để có được màu gấc đẹp và mùi thơm tự nhiên, đặc biệt những quả có cuống to sẽ cho thịt gấc dày), 1 muỗng cà phê muối, dầu ăn, 2 muỗng cà phê rượu trắng. Ảnh minh họa

Để nấu món xôi gấc ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu: 1 kg gạo nếp (nên lựa chọn loại nếp hạt to, tròn và có độ dẻo, thơm), 1 quả gấc tươi vừa đủ độ chín (nên chọn lựa những quả có gai nhỏ để có được màu gấc đẹp và mùi thơm tự nhiên, đặc biệt những quả có cuống to sẽ cho thịt gấc dày), 1 muỗng cà phê muối, dầu ăn, 2 muỗng cà phê rượu trắng. Ảnh minh họa

Gạo nếp mua về vo sạch, không nên vo quá kỹ để tránh mất đi chất dinh dưỡng từ gạo. Sau đó đem ngâm với nước sạch trong 6 đến 8 tiếng cho hạt nếp sau khi nấu xong được thơm và dẻo. Gạo nếp ngâm xong, rửa lại với nước cho sạch và để ráo nước. Sau đó cho 1 thìa cà phê muối và 20ml dầu ăn vào gạo rồi trộn lên cho đều. Ảnh minh họa

Gạo nếp mua về vo sạch, không nên vo quá kỹ để tránh mất đi chất dinh dưỡng từ gạo. Sau đó đem ngâm với nước sạch trong 6 đến 8 tiếng cho hạt nếp sau khi nấu xong được thơm và dẻo. Gạo nếp ngâm xong, rửa lại với nước cho sạch và để ráo nước. Sau đó cho 1 thìa cà phê muối và 20ml dầu ăn vào gạo rồi trộn lên cho đều. Ảnh minh họa

Gấc cắt đôi rồi gỡ lấy phần thịt gấc bên trong và bỏ hạt. Để gấc có thể dậy mùi thơm và giữ màu đỏ bắt mắt, cho 15ml rượu gạo vào trộn đều. Ảnh minh họa

Gấc cắt đôi rồi gỡ lấy phần thịt gấc bên trong và bỏ hạt. Để gấc có thể dậy mùi thơm và giữ màu đỏ bắt mắt, cho 15ml rượu gạo vào trộn đều. Ảnh minh họa

Trộn gấc và gạo nếp qua sơ chế. Sau khi trộn xong thì để trong vòng 1 tiếng để gạo ngấm màu của gấc. Ảnh minh họa

Trộn gấc và gạo nếp qua sơ chế. Sau khi trộn xong thì để trong vòng 1 tiếng để gạo ngấm màu của gấc. Ảnh minh họa

Để có đĩa xôi gấc ngon căng mẩy, bóng mượt cần đồ 2 lần lửa. Lần 1: Đun sôi nước, làm nóng chõ đồ xôi, hạ nhiệt và cho gạo nếp vào chõ, dàn đều. Sau 20 - 30 phút khi xôi chín được 80% thì dỡ ra giá, dàn đều. Cho 100 gr đường (điều chỉnh theo khẩu vị), chút dầu ăn vào xôi rồi đảo đều. Ảnh minh họa

Để có đĩa xôi gấc ngon căng mẩy, bóng mượt cần đồ 2 lần lửa. Lần 1: Đun sôi nước, làm nóng chõ đồ xôi, hạ nhiệt và cho gạo nếp vào chõ, dàn đều. Sau 20 - 30 phút khi xôi chín được 80% thì dỡ ra giá, dàn đều. Cho 100 gr đường (điều chỉnh theo khẩu vị), chút dầu ăn vào xôi rồi đảo đều. Ảnh minh họa

Tiếp tục cho xôi vào chõ để đồ lần 2, chú ý giữa lửa thật đều. Sau 15 phút tính từ khi nước sôi, tắt bếp và ủ tiếp 5 - 6 phút cho xôi dẻo mềm. Chú ý khi đồ xôi đặt thêm khăn xô bên trên để hứng nước từ vung rơi xuống tránh nhão xôi. Tắt bếp, múc xôi ra đĩa. Nếu muốn đơm vào khuôn tạo hình thì làm khi xôi còn nóng sẽ dễ hơn. Ảnh minh họa

Tiếp tục cho xôi vào chõ để đồ lần 2, chú ý giữa lửa thật đều. Sau 15 phút tính từ khi nước sôi, tắt bếp và ủ tiếp 5 - 6 phút cho xôi dẻo mềm. Chú ý khi đồ xôi đặt thêm khăn xô bên trên để hứng nước từ vung rơi xuống tránh nhão xôi. Tắt bếp, múc xôi ra đĩa. Nếu muốn đơm vào khuôn tạo hình thì làm khi xôi còn nóng sẽ dễ hơn. Ảnh minh họa

Xôi căng mẩy, bóng đẹp, dẻo thơm, nổi bật bởi màu đỏ tươi thắm rất hấp dẫn. Ảnh minh họa

Xôi căng mẩy, bóng đẹp, dẻo thơm, nổi bật bởi màu đỏ tươi thắm rất hấp dẫn. Ảnh minh họa

Lưu ý khi nấu xôi gấc: Chọn gấc cần chú ý màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ có thịt dày và ngon. Gạo nên chọn những loại đều hạt, hạt nếp phải có màu trắng đục, căng bóng, thơm. Khi ngâm gạo nên cho một chút muối để tạo vị đậm cho xôi. Nước nấu xôi chỉ nên chiếm 1/3 dung tích của nồi, không nên cho quá nhiều nước vì nước bốc hơi mạnh sẽ khiến xôi bị nhão. Nếu không may xôi bị khô nên vẩy thêm 10-20ml nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn sạch đã nhúng nước lên trên bề mặt xôi, đậy nắp kín và tiếp tục hấp. Cứ 10 phút mở nắp một lần để lau hơi nước trên nắp nồi và đảo đều gạo nếp cho đến khi xôi chín dẻo. Ảnh minh họa

Lưu ý khi nấu xôi gấc: Chọn gấc cần chú ý màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ có thịt dày và ngon. Gạo nên chọn những loại đều hạt, hạt nếp phải có màu trắng đục, căng bóng, thơm. Khi ngâm gạo nên cho một chút muối để tạo vị đậm cho xôi. Nước nấu xôi chỉ nên chiếm 1/3 dung tích của nồi, không nên cho quá nhiều nước vì nước bốc hơi mạnh sẽ khiến xôi bị nhão. Nếu không may xôi bị khô nên vẩy thêm 10-20ml nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn sạch đã nhúng nước lên trên bề mặt xôi, đậy nắp kín và tiếp tục hấp. Cứ 10 phút mở nắp một lần để lau hơi nước trên nắp nồi và đảo đều gạo nếp cho đến khi xôi chín dẻo. Ảnh minh họa

Vân Giang (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/cach-nau-xoi-gac-len-mau-dep-thom-deo-cung-tat-nien-2073973.html