Cách pha sữa bột đúng cách và điểm sai lầm trong khi pha cần tránh
Sữa bột đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung thêm các dưỡng chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển về chiều cao, trí tuệ, cân nặng. Để sữa bột có thể phát huy hết công dụng của mình thì cách pha sữa là một trong các yếu tố then chốt. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được cách pha sữa bột đúng cách, mang lại hiệu quả cao cho trẻ.
Điểm đầu tiên cần lưu ý trong việc pha sữa bột đúng cách đó là cho trẻ bú một lượng sữa vừa phải. Bởi vì, nếu trẻ không thể bú hết sẽ để lại một lượng sữa thừa. Lượng sữa thừa nếu được trữ trong một thời gian dài sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Vừa mất vệ sinh vừa không an toàn đối với sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ muốn ngừng bú không nên ép trẻ bú tiếp vì như thế sẽ khiến trẻ càng biếng ăn hơn. Ngược lại, đối với những trẻ có cận nặng sẽ dẫn đến việc tăng cân không cần thiết như tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ.
Trước khi tiến hành pha sữa cho con bú cần phải chắc chắn đã vệ sinh tay sạch sẽ. Bởi vì vi khuẩn bám trên tay của bạn có thể lẫn vào sữa, ảnh hưởng đến hệ đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Điều cần lưu ý tiếp theo trong việc pha sữa đúng cách đó là phải tiệt trùng dụng cụ (chai, núm vú) trước khi pha sữa. Việc tiệt trùng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại đối với cơ thể của trẻ. Bạn có thể chọn cách tiệt trùng thông thường, cọ rửa sạch dụng cụ pha sữa bằng nước ấm. Đối với bình sữa lần đầu sử dụng, cần đun bình với nước sôi trong vòng 5 phút để loại bỏ những tạp chất và vi khuẩn có hại.
Mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng và cách pha khác nhau. Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách pha tỷ lệ sữa mới có thể phát huy hết công dụng và bổ sung cho trẻ một lượng dinh dưỡng cần thiết. Trên hộp sẽ có ghi chi tiết pha bao nhiêu sữa bột với bao nhiêu ml nước. Nếu như pha quá đặc, trẻ khó uống được và dễ bị mất nước còn pha quá loãng sẽ làm cho vị của sữa hơi nhạt, trẻ lười uống, riêng sữa non tại Việt Nam thì tương tự như sữa bột nhưng nên đọc kỹ lượng nước ghi trên bao bì nhãn hộp.
Chỉ sử dụng sữa bột trong vòng một tháng sau khi đã mở nắp. Nếu như đã quá một tháng mẹ nên loại bỏ sữa dù còn hay là không. Bởi vì, qua thời hạn một tháng sữa sẽ bay hết chất và có khả năng bị vi khuẩn xâm nhập.
Rất nhiều mẹ có thói quen trộn nhiều loại sữa với nhau để pha cho con bú. Việc làm này là điều không nên bởi vì khi trộn nhiều loại sữa với nhau sẽ làm mất đi sự cân dinh dưỡng có trong sữa, khiến sữa bột dễ bị dính cục và khả năng nhiễm khuẩn cao.
Để có thể pha sữa cho trẻ, mẹ cần đun sôi nước sạch. Sau đó để nước ấm khoảng 40 đến 50 độ c và đổ lượng nước cần chế sữa vào bình. Lưu ý sau khi để nước ấm phải pha ngay, không nên để quá lâu vì nó sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh xuất hiện đặc biệt là với dòng sữa non chứ không riêng gì sữa bột.
Tiếp theo, sử dụng muỗng có trong hộp sữa và lấy một lượng bột vừa đủ. Cho lượng sữa bột cần dùng vào bình đã có lượng nước đúng như nhà sản xuất hướng dẫn. Nên sử dụng muỗng có trong hộp sữa để có thể đo lường lựa sữa cần pha một cách chính xác nhất.
Sau khi đã cho lượng sữa bột vào thì vặn chặt miệng bình, dùng tay lắc đều để sữa có thể tan hết. Trước khi cho trẻ bú sữa, các mẹ cần kiểm tra xem sữa có nóng không. Bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay của mình. Nếu như vẫn còn nóng mẹ cần đợi một lát để sữa hạ nhiệt và cho trẻ sử dụng.
Nên dùng các dòng sữa phổ biến, được nhiều bà mẹ tin dùng, được cung cấp bởi các hãnguy tínđể đảm bảo dưỡng chất cũng như chất lượng.
Đối với việc cho trẻ sử dụng sữa bằng cốc cũng thực hiện tương tự như cách pha sữa bột vào bình. Pha sữa đúng cách là việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho các bà mẹ.