Cách xác định tiền bồi thường tai nạn giao thông

Luật không đưa ra số tiền cụ thể yêu cầu bồi thường bởi thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau.

Việc bồi thường tai nạn giao thông được thực hiện theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên bộ luật không đưa ra số tiền cụ thể yêu cầu bồi thường bởi thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau nên không thể ấn định một số tiền cụ thể. Tuy nhiên, luật cũng đưa ra các khoản thiệt hại để giúp các bên có thể thuận lợi hơn khi bồi thường:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Luật không đưa ra số tiền cụ thể yêu cầu bồi thường bởi thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau.

Luật không đưa ra số tiền cụ thể yêu cầu bồi thường bởi thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau.

Vậy, có thể xác định số tiền bồi thường bằng cách người bị thiệt hại tổng hợp hóa đơn, chứng từ chứng minh việc có chi trả chi phí thuốc men, phục hồi sức khỏe , thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất do bị tai nạn, thu nhập bị giảm sút của người chăm sóc,... để yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp trao đổi, thỏa thuận không đi đến thống nhất, khoản tiền bồi thường do phía gây thiệt hại đưa ra chưa phù hợp thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.

Để khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân nơi người gây tai nạn cư trú. Hồ sơ khởi kiện bao gồm một số giấy tờ cơ bản sau:

- Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông;

- Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu...của người khởi kiện - bản sao chứng thực);

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy chứng thương, biên lai viện phí, tiền mua thuốc, xác nhận mức lương hoặc thu nhập bị mất, chi phí của người đi theo chăm sóc tại bệnh viện...)

- Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn...);

- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có yêu cầu).

Theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015, điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ khi có một trong các điều kiện sau:

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì mức phạt từ phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù cao nhất lên đến 15 năm.

BẢO HƯNG

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cach-xac-dinh-tien-boi-thuong-tai-nan-giao-thong-ar858176.html