Cám dị dạng, bị đối xử bất công trong phim kinh dị cải biên cổ tích Tấm Cám
Chất liệu dân gian dồi dào ở cổ tích 'Tấm Cám' cho phép nhà làm phim xây dựng bản điện ảnh cổ trang, sáng tạo chất ghê rợn từ hủ tục và không khí liêu trai, chí dị.
Sau những “” và “,” bộ đội đạo diễn-nhà sản xuất Trần Hữu Tấn và Hoàng Quân tiếp tục nối dài mạch kinh dị của màn ảnh Việt với phim “Cám.”
Bộ đôi chọn cải biên cổ tích Tấm Cám, giữ tuyến nhân vật cơ bản và phát triển thêm cốt truyện quỷ dị máu me. Trong phim, Cám có diện mạo xấu xí vì chịu một lời nguyền từ khi mới sinh. Cô bị người cùng làng hắt hủi, xa lánh, bị chính mẹ ruột đối xử bất công.
Cám bị coi như điềm dữ của cả làng. Mặt khác, người duy nhất đồng hành với Cám là cô chị Tấm hiền lành.
Một điểm sáng tạo được tô đậm của phim là lễ tế trinh nữ 10 năm một lần theo hủ tục của làng. Danh tính của cô gái chưa được bật mí, nhưng bước đầu được hé lộ bằng sân gạch đầy máu.
Ngoài ra còn có những chi tiết gốc khác bị biến tấu như quả thị mục ruỗng đầy giòi, chiếc hài của Tấm ướm máu, khung cảnh đầy xác người chết… có thể là ngụ ý cho sự biến chất của Tấm.
“Cám” có bối cảnh cuối thời nhà Lê, đầu thời Nguyễn đầu thế kỷ 19, được quay tại làng hương Quảng Phú Cầu (Huế), cùng một số địa điểm khác tại cả Huế và Quảng Trị. Một số chi tiết giúp hình thành bối cảnh gồm chợ đình, các trò cờ người, đấu vật dân gian, cảnh quan bến chợ nổi, ao sen, giếng nước, nghề thủ công truyền thống…
Các diễn viên tham gia trong phim gồm các gương mặt trẻ tuổi và tài năng như Rima Thanh Vy, Lâm Thanh Mỹ lần lượt trong vai Tấm và Cám, Thúy Diễm trong vai mẹ Cám, Ngọc Hiệp “Cô gái xấu xí,” Quốc Cường, Hạnh Thúy…
Phim mất 3 năm để hình thành, có mức đầu tư lớn, sẽ ra mắt ngày 27/9 năm nay.
Trước "Cám" (2024), điện ảnh Việt từng có một phim cải biên khác cũng từ cổ tích Tấm Cám là "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" (2016) do Ngô Thanh Vân làm đạo diễn. Phim cũng ở thể loại giả tưởng, xây dựng kịch tính dựa trên 3 mẹ con Tấm Cám nhưng mang hơi thở hiện đại hơn. Phim từng thu 66,5 tỷ đồng sau một tháng./.