'Cám' ghê rợn trong dị bản kinh dị

Phim điện ảnh 'Cám' chính thức công bố áp-phích và đoạn video clip quảng bá cho tác phẩm. Trong đó, nhân vật Cám xuất hiện với tạo hình ghê rợn, khác biệt các phiên bản khác cũng như truyện cổ tích quen thuộc.

Ngày 13-8, nhà sản xuất phim "Cám" tung video clip quảng bá dài gần 2 phút có nội dung giới thiệu về các nhân vật trong dị bản kinh dị này.

Cám với tạo hình ghê rợn

Cám với tạo hình ghê rợn

Khiến cô mặc cảm và tự ti

Khiến cô mặc cảm và tự ti

Nhiều thành viên gia đình, trong đó có ông cả Hương, nhận định gương mặt của Cám là nỗi ô nhục của dòng họ.

Nhiều thành viên gia đình, trong đó có ông cả Hương, nhận định gương mặt của Cám là nỗi ô nhục của dòng họ.

Đoạn video clip quảng bá "Cám"

Trong khung cảnh thôn quê mộc mạc của làng Hương, gương mặt ghê rợn, dị thường của Cám (Lâm Thanh Mỹ đóng) là nguồn cơn toàn bộ bi kịch gia đình ông lý trưởng Hai Hoàng (Quốc Cường đóng). Đối với ông cả Hương (Mai Thế Hiệp đóng) - ông nội Tấm Cám, thì gương mặt của Cám là nỗi ô nhục của dòng họ.

Tuy thế, Tấm và Cám lại rất yêu thương nhau. Tấm (Rima Thanh Vy đóng) có dung mạo xinh đẹp, phúc hậu luôn cận kề bảo vệ cho Cám.

Ngoài bối cảnh gia đình Tấm Cám, khán giả còn được giới thiệu về người mẹ Kế (Thúy Diễm đóng), hội đình, hội thử hài… Những hình ảnh kỳ dị của hàng cái chết nhuộm đỏ sân làng, lễ tế trinh nữ… báo hiệu những điều kỳ quái, quỷ dị diễn ra ở làng Hương.

Dị bản kinh dị Cám lấy bối cảnh cuối thời nhà Lê - đầu thời nhà Nguyễn theo cố vấn của các chuyên gia sử học cùng các tài liệu tìm thấy được về các phiên bản Tấm Cám. Vì thế, tạo hình trang phục nhân vật được đầu tư bám sát và sáng tạo trên nền các cổ phục cùng thời từ áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm nhằm mang lại một cảm giác gần gũi, chân thực nhất với thời kỳ này.

Bối cảnh làng Hương trong phim đồng thời tái hiện nghề làm hương truyền thống. Ngoài ra, những chi tiết văn hóa dân gian cũng được đưa vào phim với các trò chơi dân gian đã tồn tại lâu đời như: cờ người, đấu vật, chợ đình; bến chợ nổi, ao sen, giếng nước, mái lợp nhà tranh, nghề làm nhang, lễ thả đèn thiên đăng, kiến trúc nhà Việt…

Phim do Trần Hữu Tấn đạo diễn, ra rạp từ ngày 27-9.

Hoàng tử

Hoàng tử

Nhân vật mẹ kế

Nhân vật mẹ kế

Nàng Tấm

Nàng Tấm

Một góc làng Hương

Một góc làng Hương

Buổi lễ thử hài

Buổi lễ thử hài

Minh Khuê

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/cam-ghe-ron-trong-di-ban-kinh-di-196240813115607672.htm