Cam kết của Roche trong chăm sóc ung thư phụ nữ từ chẩn đoán đến điều trị

Nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt được mục tiêu của WHO về ung thư vú và loại bỏ ung thư cổ tử cung, báo cáo xuất bản bởi Economist Impact 'Lý do để đầu tư vào kiểm soát ung thư phụ nữ ở APAC' đã được trình bày tại Hội nghị Ung thư vú Đông Nam Á lần thứ 7.

Thông qua hội nghị diễn ra vào ngày 25/8 mới đây tại Huế, báo cáo do Liên minh Ung thư phụ nữ APAC đề xuất và được Roche tài trợ đã làm sáng tỏ các thách thức, đồng thời đề ra những bước đi quan trọng cho các bên hữu quan trong khu vực nhằm cải thiện kết quả của công tác chăm sóc ung thư phụ nữ.

Báo cáo xuất bản bởi Economist Impact "Lý do để đầu tư vào kiểm soát ung thư phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương" do Roche tài trợ đã được trình bày tại Hội nghị Ung thư Vú Đông Nam Á lần thứ 7 vào ngày 25 tháng 8 tại Huế.

Báo cáo xuất bản bởi Economist Impact "Lý do để đầu tư vào kiểm soát ung thư phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương" do Roche tài trợ đã được trình bày tại Hội nghị Ung thư Vú Đông Nam Á lần thứ 7 vào ngày 25 tháng 8 tại Huế.

Trao đổi cùng Sức khỏe và Đời sống, Ông Lennor Carrillo - Tổng Giám đốc, Roche Pharma Việt Nam và Bs. Qadeer Raza - Tổng Giám đốc, Roche Việt Nam (Diagnostics) đã thảo luận về ý nghĩa của báo cáo đồng thời nhấn mạnh cam kết của Roche trong Chăm sóc Ung thư Phụ nữ kết hợp thế mạnh của 2 ngành chẩn đoán và dược phẩm.

Bs. Qadeer Raza - Tổng Giám đốc, Roche Việt Nam (Diagnostics)

Bs. Qadeer Raza - Tổng Giám đốc, Roche Việt Nam (Diagnostics)

PV: Báo cáo của Economist Impact được trình bày tại Hội nghị đã đưa ra những thông điệp chính nào thưa Bs. Qadeer Raza?

Bs. Qadeer Raza: Báo cáo đã đánh giá gánh nặng về ung thư vú và cổ tử cung tại sáu quốc gia trong khu vực bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, với các thông điệp chính có thể tóm tắt như sau:

1. Thông qua các dữ liệu cụ thể và bằng chứng quan trọng, báo cáo chỉ ra gánh nặng của ung thư vú và cổ tử cung đang gia tăng ở khu vực APAC, và tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không có hành động quyết liệt.

2. Chúng ta cần cấp thiết nắm bắt cơ hội và hành động để giải quyết những thách thức chính yếu trong công tác chăm sóc ung thư vú và cổ tử cung, cụ thể ở năm nhóm lĩnh vực chính: chính sách và lập kế hoạch; phòng ngừa và sàng lọc; chẩn đoán và nguồn lực; điều trị và tiếp cận; nhận thức và giáo dục.

3. Các quốc gia cần ưu tiên cải thiện sức khỏe phụ nữ bằng các chính sách hỗ trợ, đưa ra kế hoạch cụ thể và phương pháp đo lường, cải thiện công tác tầm soát và phòng ngừa và điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để cải thiện khả năng tiếp cận công bằng. Đồng thời cần xúc tiến hợp tác để cải thiện năng lực và ngân sách, cũng như nâng cao nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra của WHO.

Ông Lennor Carrillo - Tổng Giám đốc, Roche Pharma Việt Nam

Ông Lennor Carrillo - Tổng Giám đốc, Roche Pharma Việt Nam

PV: Đầu tư vào sức khỏe phụ nữ (từ phòng ngừa, sàng lọc đến chẩn đoán và điều trị) là một trong những chủ đề cốt lõi của báo cáo này, vậy chúng tôi có thể hỏi ông Lennor Carrillo việc đầu tư này sẽ mang đến tác động tích cực nào cho xã hội, kinh tế và cộng đồng?

ÔngLennor Carrillo: Điều đầu tiên tôi muốn trao đổi ở đây là về vấn đề về tư tưởng. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ chi tiền cho sức khỏe mà phải đánh giá ở đây là một khoản đầu tư.

WHO đã chỉ ra rằng với 1 đồng chúng ta đầu tư vào cải thiện sức khỏe phụ nữ, chúng ta có thể thu lại được 3,2 đồng. Đó chỉ mới là lợi ích trực tiếp, nếu nhìn vào các tác động gián tiếp, con số có thể lên đến 26 đồng. Vì vậy, bảo hiểm cho sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung cần được nhìn nhận là một khoản đầu tư giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội.

Đầu tư vào sức khỏe phụ nữ không chỉ đơn giản là đầu tư vào cá nhân người phụ nữ mà còn là gia đình và cộng đồng của họ, cũng như kinh tế và tương lai của quốc gia. Ví dụ, việc cải thiện sức khỏe cho phụ nữ có thể giúp họ tiếp tục được làm việc, đóng góp cho gia đình và xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng với các hộ gia đình có thu nhập thấp khi người phụ nữ có thể tiếp tục làm việc và đóng góp vào kinh tế gia đình.

PV:Xin Bs. Qadeer Razacó thể chia sẻ cụ thể hơn về cam kết của Roche trong chăm sóc ung thư phụ nữ và sức khỏe phụ nữ nói chung tại Việt Nam và trong khu vực?

Bs. Qadeer Raza: Là một công ty với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Việt Nam, chúng tôi hiểu chăm sóc sức khỏe không phải là sẽ có một giải pháp phù hợp cho tất cả.

Cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe phụ nữ cho khu vực có nghĩa là cung cấp các giải pháp chăm sóc vừa có tính cá nhân hóa vừa có tính toàn diện ở mọi giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ.

Chúng tôi làm điều này bằng cách dựa trên những trải nghiệm phụ nữ để đưa vào quá trình nghiên cứu, phát triển các giải pháp cũng như thử nghiệm lâm sàng, đầu tư vào các giải pháp phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Chúng tôi tin chắc rằng bằng việc ưu tiên và đầu tư vào phương pháp chăm sóc riêng biệt cho phụ nữ, chúng tôi có thể góp phần tạo ra một tương lai khỏe mạnh cho phụ nữ không chỉ tại Việt Nam mà còn ở khu vực và trên khắp thế giới.

PV: Quay trở lại với ông Lennor Carrillo, ông có thể cho biết Roche đánh giá như thế nào về vai trò hợp tác công-tư trong việc thực hiện cam kết này?

Lennor Carrillo: Tại Roche, chúng tôi tin rằng tương lai của nền y tế là sự góp sức của nhiều đối tác trong và ngoài ngành. Chúng tôi tự hào được hợp tác liên tục với chính phủ, tổ chức phi chính phủ và khối ngành tư nhân để cùng kiến tạo những thay đổi bền vững vì ích lợi của người bệnh và xã hội. Cụ thể, hợp tác công tư đã và đang hỗ trợ nâng cao nhận thức về sức khỏe, cải thiện chính sách, tiến bộ trong y tế số, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện việc tiếp cận điều trị tiên tiến cho người bệnh trong toàn khu vực APAC.

PV: Các ông có thể chia sẻ những dự án hợp tác công tư nổi bật đã thực hiện tại Việt Nam?

Lennor Carrillo: Trong lĩnh vực ung thư vú, chương trình "We care for HER" và hiện nay là "Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu" là chương trình hợp tác được biết đến nhiều nhất của chúng tôi.

Từ năm 2013, Roche đã bắt đầu các chương trình hợp tác nhằm cải thiện chẩn đoán sớm và tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú tại Việt Nam. Thông qua chương trình này, hơn 45 nghìn phụ nữ nguy cơ cao đã được sàng lọc miễn phí, 600 chuyên gia y tế đã được đào tạo, và nhiều phụ nữ đã được chẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn sớm.

Bs. Qadeer Raza: Về ung thư cổ tử cung, Roche đã hợp tác thành công với các bên liên quan và cơ quan chức năng để thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức về HPV. Ngoài các xét nghiệm HPV DNA mà chúng tôi cung cấp cho phụ nữ tại các trung tâm y tế, năm 2023 chúng tôi giới thiệu phương pháp tự lấy mẫu HPV như một giải pháp giúp phụ nữ vượt qua các rào cản về vấn đề tiếp cận và tâm lý.

Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong các chiến dịch giáo dục để giúp phụ nữ hiểu rõ các lựa chọn sẵn có cho việc sàng lọc cổ tử cung.

Trân trọng cảm ơn hai ông!

Tải báo cáo Economist Impact tại: https://go.roche.com/0n2b3

Hồng Hoàng (thực hiện)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cam-ket-cua-roche-trong-cham-soc-ung-thu-phu-nu-tu-chan-doan-den-dieu-tri-169230829081054288.htm