Cẩm Khê đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa

PTĐT - Những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nhân dân đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Khê quan tâm, chú trọng.

Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Bộ, xã Chương Xá đầu tư trồng măng tây với diện tích 3ha, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Bộ, xã Chương Xá đầu tư trồng măng tây với diện tích 3ha, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PTĐT - Những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nhân dân đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Khê quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, được đầu tư quy mô, sản xuất theo chuỗi liên kết.
Bà Trần Thị Thu Hưởng - Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cẩm Khê được thực hiện có hiệu quả đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Để đảm bảo an ninh lương thực, huyện mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, chiếm khoảng 40% diện tích gieo cấy; xây dựng các mô hình khảo nghiệm các giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng liên kết sản xuất. Cùng với các chính sách hỗ trợ cánh đồng lớn, huyện đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình để hỗ trợ về giống, phân bón, máy móc giúp nhân dân phát triển sản xuất. Đến nay, huyện thực hiện hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao ở một số xã với diện tích 1.700ha. Các loại rau màu sản xuất theo hướng liên kết bước đầu hình thành, một số loại đã cho hiệu quả kinh tế cao như: Trồng măng tây xanh, trồng rau an toàn...Thủy sản là thế mạnh của huyện, diện tích nuôi đạt trên 1.800ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh trên 1.000ha; diện tích một lúa một cá khoảng 800ha. Sản lượng thủy sản hàng năm của huyện ước đạt 7.800 tấn; hình thành 18 trang trại nuôi thủy sản.Huyện tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện hạ tầng các vùng nuôi thủy sản tập trung như vùng đồng Láng Chương, vùng đồng Mèn, làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm... Ngoài nuôi các loài thủy sản truyền thống, một số mô hình nuôi thủy sản cho giá trị kinh tế cao được nhân rộng như: Nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 100ha, cho thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ha; nuôi ốc nhồi...Đến nay, giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản của huyện Cẩm Khê đã đạt 119,5 triệu đồng.Bên cạnh đó, chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa cũng được huyện đẩy mạnh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với quy mô tập trung có kiểm soát; đang dần hình thành các loại hình liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các nhóm hộ. Để khuyến khích nông dân chuyển sang hướng chăn nuôi các giống chủ lực với số lượng lớn, từ năm 2016 đến năm 2020, huyện đã xây dựng kế hoạch và hỗ trợ người chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với các vật nuôi: Bò thịt, bò sinh sản, gà thịt, vịt trời; kinh phí hỗ trợ ước đạt 2,5 tỷ đồng. Riêng về chăn nuôi gà, trên địa bàn có trên 100 cơ sở chăn nuôi gà quy mô trang trại, gia trại, trong đó có 75 cơ sở chăn nuôi gà thịt có số lượng nuôi trên 2.000 con/lứa.Để nông nghiệp của Cẩm Khê tiếp tục phát huy thế mạnh, phát triển theo hướng hàng hóa, tập trung, thời gian tới, huyện tiếp tục tạo điều kiện cho sản xuất quy mô lớn phát triển; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp; phát triển trang trại, gia trại tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khai thác lợi thế từng địa phương. Đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn... tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nguyễn Huế

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202101/cam-khe-day-manh-phat-trien-nong-nghiep-theo-huong-hang-hoa-174993