Cảm thương bữa cơm teo tóp thời 'bão giá' của cửu vạn chợ Long Biên

'Bão' COVID-19 mới qua đi, cuộc sống vừa trở lại bình thường mới, thì giá xăng và giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống lại 'phi mã' khiến bữa cơm của người làm nghề bốc vác, kéo xe, gánh hàng thuê ở chợ đầu mối Long Biên, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP. Hà Nội càng teo tóp.

Nằm phía sau chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) là những phòng trọ xập xệ, mỗi phòng chỉ rộng 6 - 10m2. Hầu hết người thuê trọ đều làm nghề bốc vác, kéo xe, gánh hàng thuê ở chợ đầu mối Long Biên. Trong ảnh là phòng trọ của vợ chồng anh Lương Văn Tự, 36 tuổi, quê huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, làm nghề gánh hàng thuê. Căn phòng trọ hơn 6m2 của anh chị được lợp bằng tôn. Dưới cái nóng 40 độ C, căn phòng nóng như một lò lửa.

Nằm phía sau chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) là những phòng trọ xập xệ, mỗi phòng chỉ rộng 6 - 10m2. Hầu hết người thuê trọ đều làm nghề bốc vác, kéo xe, gánh hàng thuê ở chợ đầu mối Long Biên. Trong ảnh là phòng trọ của vợ chồng anh Lương Văn Tự, 36 tuổi, quê huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, làm nghề gánh hàng thuê. Căn phòng trọ hơn 6m2 của anh chị được lợp bằng tôn. Dưới cái nóng 40 độ C, căn phòng nóng như một lò lửa.

Lúc 16h30 chị Sen, vợ anh Tự chuẩn bị cơm chiều. Anh chị ăn sớm nghỉ ngơi đến 21h, ra chợ đầu mối Long Biên bắt tay vào công việc. "Tối vợ chồng đi gánh hàng, ngày thì ngủ lấy sức. Nhưng những ngày này nhiệt độ tăng cao, nóng không thể chịu nổi và không ngủ được. Em phải lấy chăn bông chèn hoa quả người ta vứt ngoài chợ về trải lên mái nhà, cứ vài tiếng lại phải leo lên đổ nước vào chăn cho đỡ nóng”, chị Sen nói.

Lúc 16h30 chị Sen, vợ anh Tự chuẩn bị cơm chiều. Anh chị ăn sớm nghỉ ngơi đến 21h, ra chợ đầu mối Long Biên bắt tay vào công việc. "Tối vợ chồng đi gánh hàng, ngày thì ngủ lấy sức. Nhưng những ngày này nhiệt độ tăng cao, nóng không thể chịu nổi và không ngủ được. Em phải lấy chăn bông chèn hoa quả người ta vứt ngoài chợ về trải lên mái nhà, cứ vài tiếng lại phải leo lên đổ nước vào chăn cho đỡ nóng”, chị Sen nói.

Trong khi vợ cắm cơm, anh Tự ra chợ mua mấy bìa đậu, cùng ít dưa chua cho bữa cơm chiều. Anh Tự cho biết: “Khi thực phẩm còn rẻ, có thu nhập, vợ chồng cũng mua thịt, trứng, sữa… ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe. Nhưng giá cả tăng cao, thu nhập giảm đi, nên chỉ rau dưa qua ngày, còn tiết kiệm tiền gửi về cho ông bà nuôi các cháu”.

Trong khi vợ cắm cơm, anh Tự ra chợ mua mấy bìa đậu, cùng ít dưa chua cho bữa cơm chiều. Anh Tự cho biết: “Khi thực phẩm còn rẻ, có thu nhập, vợ chồng cũng mua thịt, trứng, sữa… ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe. Nhưng giá cả tăng cao, thu nhập giảm đi, nên chỉ rau dưa qua ngày, còn tiết kiệm tiền gửi về cho ông bà nuôi các cháu”.

Dùng bữa cơm chiều đạm bạc với vợ chồng anh Tự, khi chúng tôi nhắc đến chuyện xăng vừa tăng giá, anh Tự thở dài: “Giờ bó rau muống đã 15 nghìn đồng rồi; mì tôm, dầu ăn… đều tăng giá. Mong “bão” giá qua đi, chứ thế này người lao động nghèo như chúng tôi khốn khổ lắm”.

Dùng bữa cơm chiều đạm bạc với vợ chồng anh Tự, khi chúng tôi nhắc đến chuyện xăng vừa tăng giá, anh Tự thở dài: “Giờ bó rau muống đã 15 nghìn đồng rồi; mì tôm, dầu ăn… đều tăng giá. Mong “bão” giá qua đi, chứ thế này người lao động nghèo như chúng tôi khốn khổ lắm”.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Xiển, 47 tuổi, quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cũng khó khăn không kém. Anh Xiển cho biết, vừa đưa vợ đi khám bệnh, lấy đơn thuốc hết 1,7 triệu đồng. “Cả đời làm lụng vất vả, giờ cứ trở trời lại ốm. Hôm nay, vợ ốm nên tôi ra chợ mua một ít thịt, trứng về bồi bổ cho vợ. Còn bình thường thi rau, dưa thôi anh ạ!” – Anh Xiển bộc bạch.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Xiển, 47 tuổi, quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cũng khó khăn không kém. Anh Xiển cho biết, vừa đưa vợ đi khám bệnh, lấy đơn thuốc hết 1,7 triệu đồng. “Cả đời làm lụng vất vả, giờ cứ trở trời lại ốm. Hôm nay, vợ ốm nên tôi ra chợ mua một ít thịt, trứng về bồi bổ cho vợ. Còn bình thường thi rau, dưa thôi anh ạ!” – Anh Xiển bộc bạch.

Chị Hồng vợ anh Xiển gượng dậy nấu thêm bát canh mướp cho bữa cơm chiều. “Giá xăng tăng, hàng hóa bán ế. Lượng hàng về chợ giảm đồng nghĩa chúng tôi bị giảm có thu nhập. Trước kia, mỗi đêm kiếm được 500 đến 600 nghìn đồng, này chỉ kiếm vài ba trăm. Công việc “bữa đực, bữa cái” thế này, vợ khỏi ốm là khăn gói về quê thôi!” – anh Xiển thở dài cho biết.

Chị Hồng vợ anh Xiển gượng dậy nấu thêm bát canh mướp cho bữa cơm chiều. “Giá xăng tăng, hàng hóa bán ế. Lượng hàng về chợ giảm đồng nghĩa chúng tôi bị giảm có thu nhập. Trước kia, mỗi đêm kiếm được 500 đến 600 nghìn đồng, này chỉ kiếm vài ba trăm. Công việc “bữa đực, bữa cái” thế này, vợ khỏi ốm là khăn gói về quê thôi!” – anh Xiển thở dài cho biết.

Lúc 3 đến 4h sáng là cao điểm của chợ đầu mối Long Biên. Nhưng những ngày này, hàng về ít, chợ chỉ lác đác mấy xe hàng qua lại.

Theo những người chở hàng thuê, bốc vác ở đây, tuy làm việc rất vất vả nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. “Hàng về chợ đầu mối Long Biên giảm hơn một nửa, công việc ít. Anh em làm nghề bốc vác, kéo xe, gánh hàng thuê về quê nhiều lắm rồi. Trước, gánh hàng từ chợ ra bến xe buýt Long Biên, chủ hàng trả cho 20 đến 30 nghìn, nay chỉ cho 10 nghìn đồng thôi” – anh Vinh, một người kéo xe thuê cho biết thêm.

Theo những người chở hàng thuê, bốc vác ở đây, tuy làm việc rất vất vả nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. “Hàng về chợ đầu mối Long Biên giảm hơn một nửa, công việc ít. Anh em làm nghề bốc vác, kéo xe, gánh hàng thuê về quê nhiều lắm rồi. Trước, gánh hàng từ chợ ra bến xe buýt Long Biên, chủ hàng trả cho 20 đến 30 nghìn, nay chỉ cho 10 nghìn đồng thôi” – anh Vinh, một người kéo xe thuê cho biết thêm.

Mỗi gánh hàng như thế này, thời điểm này các thương lái chỉ trả cho người gánh 10 nghìn đồng. Ảnh: Viết Hà

Mỗi gánh hàng như thế này, thời điểm này các thương lái chỉ trả cho người gánh 10 nghìn đồng. Ảnh: Viết Hà

Những người không có sức khỏe, không có phương tiện đành đội hoa quả thuê và chỉ được trả 5 nghìn đồng mỗi chuyến.

Những người không có sức khỏe, không có phương tiện đành đội hoa quả thuê và chỉ được trả 5 nghìn đồng mỗi chuyến.

Làm việc xuyên đêm rất vất vả, nhưng giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao, nên những người vận chuyển, bốc vác, gánh hàng thuê phải rau, dưa qua ngày. Quá trình thực hiện bài viết, chúng tôi muốn tìm các hàng cơm phục vụ bữa trưa, bữa tối cho phu khuân vác xem họ buôn bán ra sao, chất lượng bữa ăn thế nào. Tuy nhiên, chợ có hai hàng cơm nhưng đều đã đóng cửa cả vì ít khách.

Làm việc xuyên đêm rất vất vả, nhưng giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao, nên những người vận chuyển, bốc vác, gánh hàng thuê phải rau, dưa qua ngày. Quá trình thực hiện bài viết, chúng tôi muốn tìm các hàng cơm phục vụ bữa trưa, bữa tối cho phu khuân vác xem họ buôn bán ra sao, chất lượng bữa ăn thế nào. Tuy nhiên, chợ có hai hàng cơm nhưng đều đã đóng cửa cả vì ít khách.

Viết Hà

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cam-thuong-bua-com-teo-top-thoi-bao-gia-cua-cuu-van-cho-long-bien-post1446205.tpo