Căn bệnh đã trở thành ác mộng của nền kinh tế
Ở các nước phát triển, số người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu đã tăng tới mức báo động. Thiệt hại về kinh tế do các vấn đề tâm thần gây ra đã lên tới hàng trăm tỷ USD.
Ở Anh, trung bình cứ năm người thì có một người mắc các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu cần được điều trị, và ở những người trẻ tuổi, con số này đang có xu hướng tăng vọt lên gấp rưỡi. Theo thống kê, hàng năm, thiệt hại kinh tế của Vương quốc Anh do các vấn đề tâm thần là tương đương 160 nghìn tỷ USD và gánh nặng này đang ngày càng trầm trọng hơn. Liệu đây có phải là vấn đề của riêng nước Anh chăng?
Nếu chỉ so sánh tỷ lệ tự tử, thì tỷ lệ này ở Hàn Quốc cao gấp ba lần so với ở Anh. Hiện nay mối quan tâm đến chất lượng cuộc sống ở Hàn Quốc đang ngày càng nâng cao và nhu cầu của con người cũng tăng lên đáng kể, nếu là trước đây khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, người ta sẽ giữ im lặng, nhưng giờ đây đã có nhiều thông tin khác nhau về việc trị liệu tâm lý, nó tràn ngập trên khắp phương tiện truyền thông đại chúng.
Các tiêu chuẩn và kỳ vọng của con người tăng lên, vậy liệu rằng với tình hình hiện tại, cộng đồng y tế Hàn Quốc có đáp ứng được những tiêu chuẩn và kỳ vọng đó không?
Bộ Y tế và Phúc lợi đã phân tích tình hình hệ thống tâm thần hiện tại và tìm giải pháp theo khuyến nghị của OECD [1] năm 2013. Vào thời điểm đó, khuyến nghị chính mà OECD đưa ra cho Chính phủ Hàn Quốc đó là giới thiệu mô hình trị liệu tâm lý IAPT [2] của Anh. Vậy để nhận được đề xuất này, phương pháp IAPT có hiệu quả như thế nào trong quá trình điều trị tâm lý?
Chính phủ Anh đang thực hiện các biện pháp đặc biệt để tăng khả năng tiếp cận điều trị tâm lý trong tình trạng nguồn cung thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu. Đó là phương pháp IAPT (Cải thiện khả năng tiếp cận các liệu pháp tâm lý), trung tâm trị liệu tâm lý cộng đồng tập trung vào “liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức”.
Chính phủ Anh đã thành Lập IAPT trên khắp cả nước để tổ chức chặt chẽ mạng lưới chăm sóc sức khỏe tinh thần và an toàn xã hội, đồng thời cung cấp miễn phí đến mọi người dân đất nước này. Thật khó để tìm thấy ở đâu trên thế giới này lại có chính phủ trực tiếp chỉ đạo một trung tâm tư vấn với quy mô lớn và được vận hành có hệ thống như vậy.
Vì các bệnh viện Vương quốc Anh trực tiếp thuê nhân sự và vận hành dịch vụ với nguồn tài trợ 100% từ tiền thuế nên họ xác minh và quản lý kỹ lưỡng các chuyên gia điều trị tâm lý và nhà tâm lý học lâm sàng.
Chỉ những chuyên gia đã có bằng cấp từ tổ chức chứng nhận có thẩm quyền được Bộ Y tế công nhận mới có thể làm việc tại IAPT, vì vậy IAPT là một trung tâm “đánh dấu chất lượng tâm lý trị liệu” chuyên nghiệp, có hệ thống và dễ tiếp cận, đã nhận được phản hồi tích cực và trở thành “trung tâm tư vấn quốc gia” của Vương quốc Anh với 1,6 triệu người ghé thăm mỗi năm.
Vậy ở Hàn Quốc đang trong tình trạng như thế nào? Cách đây mười năm, OECD đã đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần ở Hàn Quốc cũng đang ở mức báo động như ở Anh. Do đó, Hàn Quốc đã đề xuất một trung tâm điều trị tại địa phương có hệ thống, tổ chức, chuyên môn và có khả năng tiếp cận giống như IAPT.
Nếu không thể đưa IAPT về Hàn Quốc thì giải quyết bằng phương án nào? Tôi nghĩ việc áp dụng hệ thống IAPT của Anh vào Hàn Quốc mặc dù còn nhiều bất cập nhưng nếu thử nghiệm cũng rất có khả thi.
[1] OECD (Organization for Economic Cooperation and DeveLopment): Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development; viết tắt: OECD) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.
[2] IAPT (Improved Access to PsychoLogicaL Therapies): Cải thiện khả năng tiếp cận các liệu pháp tâm lý.
Nguồn Znews: https://znews.vn/can-benh-da-tro-thanh-ac-mong-cua-nen-kinh-te-post1520059.html