Cận cảnh biệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai nguy cơ bị đập bỏ

Biệt thự cổ trên 100 tuổi thuộc diện bị phá dỡ để làm đường ven sông Đồng Nai. Trước nguy cơ này, ngành chức năng đang nghiên cứu phương án giữ lại giá trị văn hóa lâu đời này cho địa phương.

Tới thời điểm này, dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu đang đẩy nhanh giải phóng mặt bằng. Trong đó, một ngôi biệt thự cổ trên 100 năm tuổi ven sông cũng nằm trong diện giải tỏa 2/3 diện tích để làm đường.

Tới thời điểm này, dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu đang đẩy nhanh giải phóng mặt bằng. Trong đó, một ngôi biệt thự cổ trên 100 năm tuổi ven sông cũng nằm trong diện giải tỏa 2/3 diện tích để làm đường.

Biệt thự cổ mang tên Đốc phủ Võ Hà Thanh, được xây dựng vào năm 1922 với kiến trúc Pháp tinh tế, được người dân địa phương gọi là "nhà lầu ông Phủ".

Biệt thự cổ mang tên Đốc phủ Võ Hà Thanh, được xây dựng vào năm 1922 với kiến trúc Pháp tinh tế, được người dân địa phương gọi là "nhà lầu ông Phủ".

Sau hơn một thế kỷ tồn tại, biệt thự cổ không chỉ là di sản kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất Đồng Nai. Thu hút nhiều du khách trên tuyến du lịch sông Đồng Nai ghé thăm quan, chiêm ngưỡng.

Sau hơn một thế kỷ tồn tại, biệt thự cổ không chỉ là di sản kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất Đồng Nai. Thu hút nhiều du khách trên tuyến du lịch sông Đồng Nai ghé thăm quan, chiêm ngưỡng.

Trước đây, biệt thự còn gắn liền với trận lụt lịch sử năm 1952 khi là nơi cứu sống hơn 100 người dân trong khu vực chợ Bửu Long.

Trước đây, biệt thự còn gắn liền với trận lụt lịch sử năm 1952 khi là nơi cứu sống hơn 100 người dân trong khu vực chợ Bửu Long.

Ngôi biệt thự đang được hậu duệ của Đốc phủ Thanh sinh sống và bảo tồn.

Ngôi biệt thự đang được hậu duệ của Đốc phủ Thanh sinh sống và bảo tồn.

Ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai cho rằng ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, khi được xây dựng cùng thời với Tòa bố hành chính Biên Hòa đầu thế kỷ 20. Tất cả vật liệu xây dựng đều nhập từ Pháp, làm nổi bật giá trị kiến trúc.

Ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai cho rằng ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, khi được xây dựng cùng thời với Tòa bố hành chính Biên Hòa đầu thế kỷ 20. Tất cả vật liệu xây dựng đều nhập từ Pháp, làm nổi bật giá trị kiến trúc.

Đây cũng từng là phim trường cho bộ phim kinh điển "Người đẹp Tây Đô" tạo nên sự kết nối giữa quá khứ văn hóa và hiện tại. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, địa phương sẽ tạo được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với ngôi biệt thự cùng các công trình cổ khác bền chặt hơn.

Đây cũng từng là phim trường cho bộ phim kinh điển "Người đẹp Tây Đô" tạo nên sự kết nối giữa quá khứ văn hóa và hiện tại. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, địa phương sẽ tạo được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với ngôi biệt thự cùng các công trình cổ khác bền chặt hơn.

Trước giá trị văn hóa của ngôi nhà, vào cuối chiều 20/9 UBND tỉnh Đồng Nai đã lập đoàn khảo sát gồm các đại diện từ Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Hội Khoa học Lịch sử và lãnh đạo thành phố Biên Hòa để xem xét các phương án bảo tồn. Cuộc khảo sát nhằm tìm ra giải pháp giữ lại ngôi nhà cổ trước nguy cơ bị phá hủy.

Trước giá trị văn hóa của ngôi nhà, vào cuối chiều 20/9 UBND tỉnh Đồng Nai đã lập đoàn khảo sát gồm các đại diện từ Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Hội Khoa học Lịch sử và lãnh đạo thành phố Biên Hòa để xem xét các phương án bảo tồn. Cuộc khảo sát nhằm tìm ra giải pháp giữ lại ngôi nhà cổ trước nguy cơ bị phá hủy.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, có nhiều cách để bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi này. Một trong những phương án khả thi là thuê "thần đèn" di dời biệt thự vào bên trong và biến khu vực này thành điểm đến văn hóa, du lịch. Phương án khác là điều chỉnh tuyến đường ven sông, tránh khu vực biệt thự để bảo toàn toàn bộ kiến trúc cổ.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, có nhiều cách để bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi này. Một trong những phương án khả thi là thuê "thần đèn" di dời biệt thự vào bên trong và biến khu vực này thành điểm đến văn hóa, du lịch. Phương án khác là điều chỉnh tuyến đường ven sông, tránh khu vực biệt thự để bảo toàn toàn bộ kiến trúc cổ.

Theo ông Sơn, việc bảo tồn di sản này không chỉ là cứu lấy một ngôi nhà, mà còn là bảo vệ bản sắc văn hóa và lịch sử của Biên Hòa. Với tuyến đường ven sông kết hợp cùng những công trình lịch sử, Biên Hòa có thể dần tạo ra một không gian độc đáo, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng sông Đồng Nai.

Theo ông Sơn, việc bảo tồn di sản này không chỉ là cứu lấy một ngôi nhà, mà còn là bảo vệ bản sắc văn hóa và lịch sử của Biên Hòa. Với tuyến đường ven sông kết hợp cùng những công trình lịch sử, Biên Hòa có thể dần tạo ra một không gian độc đáo, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng sông Đồng Nai.

Dự án đường ven sông Đồng Nai, dài 5,2km, nối từ cầu Hóa An đến xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, khởi công từ năm 2021 với tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Để thực hiện dự án, UBND thành phố Biên Hòa đã lên kế hoạch giải phóng mặt bằng, bao gồm khu đất nơi biệt thự cổ tọa lạc.

Dự án đường ven sông Đồng Nai, dài 5,2km, nối từ cầu Hóa An đến xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, khởi công từ năm 2021 với tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Để thực hiện dự án, UBND thành phố Biên Hòa đã lên kế hoạch giải phóng mặt bằng, bao gồm khu đất nơi biệt thự cổ tọa lạc.

Theo thông tin từ chủ đầu tư, 2/3 diện tích căn nhà nằm trong phạm vi dự án, vì vậy biệt thự có thể bị đập bỏ.

Theo thông tin từ chủ đầu tư, 2/3 diện tích căn nhà nằm trong phạm vi dự án, vì vậy biệt thự có thể bị đập bỏ.

Tới nay địa phương cũng mới giải phóng mặt bằng được khoảng 2/3 diện tích đất, tiến độ sản lượng đạt khoảng gần 65%. Nhà thầu tập trung thi công lu nền đường, cấp phối đá dăm, thảm nhựa, gia cố bê tông, làm hệ thống thoát nước ở một số đoạn. Khi đi vào khai thác, tuyến đường này sẽ đảm bảo lưu thông từ Biên Hòa đi Vĩnh Cửu và một số địa phương khác, tạo cảnh quan đẹp, nổi bật cho khu nội ô của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tới nay địa phương cũng mới giải phóng mặt bằng được khoảng 2/3 diện tích đất, tiến độ sản lượng đạt khoảng gần 65%. Nhà thầu tập trung thi công lu nền đường, cấp phối đá dăm, thảm nhựa, gia cố bê tông, làm hệ thống thoát nước ở một số đoạn. Khi đi vào khai thác, tuyến đường này sẽ đảm bảo lưu thông từ Biên Hòa đi Vĩnh Cửu và một số địa phương khác, tạo cảnh quan đẹp, nổi bật cho khu nội ô của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Minh Tuệ

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-biet-thu-100-tuoi-o-dong-nai-nguy-co-bi-dap-bo-192240921084356489.htm