Cận cảnh các món đồ gốm sứ bảo vật hàng đầu Việt Nam

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, thống gốm hoa nâu thời Trần, hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long... là những món đồ gốm sứ cổ quý giá bậc nhất Việt Nam, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

1. Bảo vật quốc gia - Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một chiếc bình gốm độc bản được khải quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm vào năm 1999 – 2000, hiện được lưu giữ ở BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Bình có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15).

1. Bảo vật quốc gia - Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một chiếc bình gốm độc bản được khải quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm vào năm 1999 – 2000, hiện được lưu giữ ở BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Bình có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15).

Hiện vật cao 56,5cm, đường kính miệng 23,8 cm, đường kính đáy 25,8 cm, phr men trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy. Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng,

Hiện vật cao 56,5cm, đường kính miệng 23,8 cm, đường kính đáy 25,8 cm, phr men trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy. Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng,

Bố phía của thân bình có hình bốn chim thiên nga với các tư thế bay đậu khác nhau. Đề tài trang trí ở chiếc bình đã thoát ra khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển được thể hiện mang tính phóng khoáng, sáng tạo, đậm yếu tố dân gian, truyền thống vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

Bố phía của thân bình có hình bốn chim thiên nga với các tư thế bay đậu khác nhau. Đề tài trang trí ở chiếc bình đã thoát ra khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển được thể hiện mang tính phóng khoáng, sáng tạo, đậm yếu tố dân gian, truyền thống vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

Theo giới nghiên cứu, chiếc bình này được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu, một trong những trung tâm sản xuất gốm cổ lớn nhất Việt Nam. Đây là hiện vật phản ánh đỉnh cao của nghệ thuật chế tạo đồ gốm thời Lê Sơ, là sản phẩm tiêu biểu cho đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam thời Trung đại.

Theo giới nghiên cứu, chiếc bình này được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu, một trong những trung tâm sản xuất gốm cổ lớn nhất Việt Nam. Đây là hiện vật phản ánh đỉnh cao của nghệ thuật chế tạo đồ gốm thời Lê Sơ, là sản phẩm tiêu biểu cho đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam thời Trung đại.

2. Bảo vật quốc gia – Thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Trần. Hiện vật có từ thế kỷ 13-14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, Nam Định năm 1972, hiện lưu giữ ở BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

2. Bảo vật quốc gia – Thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Trần. Hiện vật có từ thế kỷ 13-14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, Nam Định năm 1972, hiện lưu giữ ở BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần. Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý – Trần.

Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần. Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý – Trần.

Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh. Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi. Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà. Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng.

Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh. Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi. Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà. Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, chiếc thống này thể hiện kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân gốm đương thời, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những hiện vật đồ gốm hoa nâu thời Trần từng được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, chiếc thống này thể hiện kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân gốm đương thời, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những hiện vật đồ gốm hoa nâu thời Trần từng được phát hiện.

3. Bảo vật quốc gia - Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long là hai chiếc bát sứ cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

3. Bảo vật quốc gia - Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long là hai chiếc bát sứ cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt là 14,5 cm và 12,4 cm), có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long xưa. Bát có thân cong đều, thành mỏng “như vỏ trứng”, ánh sáng có thể xuyên qua.

Hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt là 14,5 cm và 12,4 cm), có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long xưa. Bát có thân cong đều, thành mỏng “như vỏ trứng”, ánh sáng có thể xuyên qua.

Cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên hai chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát, với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”. Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn.

Cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên hai chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát, với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”. Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn.

Hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.

Hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/can-canh-cac-mon-do-gom-su-bao-vat-hang-dau-viet-nam-1772827.html