Cận cảnh cây cầu bắc qua Sông Lô - 'nhịp cầu nối những bờ vui'

Người dân huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì nói riêng, nhân dân 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nói chung đang háo hức đợi ngày khánh thành cầu Vĩnh Phú bởi cây cầu vừa đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương vừa là biểu tượng cho tình đoàn kết và mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân 2 tỉnh.

Cận cảnh cây cầu bắc qua Sông Lô - nhịp cầu nối những bờ vui

Cầu Vĩnh Phú (bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) có tổng mức đầu tư hơn 540 tỉ đồng, do Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc làm Chủ đầu tư. Sau hơn 1 năm khởi công nay đã hoàn thành trên 90% hạng mục.

Cầu Vĩnh Phú (bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) có tổng mức đầu tư hơn 540 tỉ đồng, do Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc làm Chủ đầu tư. Sau hơn 1 năm khởi công nay đã hoàn thành trên 90% hạng mục.

Điểm đầu cầu Vĩnh Phú nằm ở phía thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) kết nối với đường Trần Phú, giao với đê hữu sông Lô và kết thúc tại điểm giao với đê tả sông Lô, xã Đức Bác, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc). Cầu có chiều dài hơn 509m, trong đó cầu chính dài khoảng 290m, cầu dẫn phía tỉnh Phú Thọ dài 70,75m, cầu dẫn phía tỉnh Vĩnh Phúc dài khoảng 148,8m. Cầu được thiết kế bảo đảm 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu chính 19m, bề rộng cầu dẫn 16,5m.

Điểm đầu cầu Vĩnh Phú nằm ở phía thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) kết nối với đường Trần Phú, giao với đê hữu sông Lô và kết thúc tại điểm giao với đê tả sông Lô, xã Đức Bác, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc). Cầu có chiều dài hơn 509m, trong đó cầu chính dài khoảng 290m, cầu dẫn phía tỉnh Phú Thọ dài 70,75m, cầu dẫn phía tỉnh Vĩnh Phúc dài khoảng 148,8m. Cầu được thiết kế bảo đảm 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu chính 19m, bề rộng cầu dẫn 16,5m.

Có mặt tại công trường dự án cầu Vĩnh Phú vào những ngày đầu tháng 6, ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến thời điểm này, nhà thầu thi công đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng vào cuối tháng 6.2023, sớm hơn 5 tháng so với hợp đồng mà các nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Có mặt tại công trường dự án cầu Vĩnh Phú vào những ngày đầu tháng 6, ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến thời điểm này, nhà thầu thi công đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng vào cuối tháng 6.2023, sớm hơn 5 tháng so với hợp đồng mà các nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Các công nhân, máy móc thiết bị đang được nhà thầu huy động tối đa để thi công hạng mục như đường dẫn, lan can cầu, trải thảm mặt cầu,...

Các công nhân, máy móc thiết bị đang được nhà thầu huy động tối đa để thi công hạng mục như đường dẫn, lan can cầu, trải thảm mặt cầu,...

Dự án khi hoàn thành, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân 2 bên bờ sông, rút ngắn thời gian lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối giao thương, phát triển kinh tế của vùng, mà còn thắt chặt hơn quan hệ đoàn kết giữa 2 tỉnh Vĩnh Phúc- Phú Thọ.

Dự án khi hoàn thành, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân 2 bên bờ sông, rút ngắn thời gian lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối giao thương, phát triển kinh tế của vùng, mà còn thắt chặt hơn quan hệ đoàn kết giữa 2 tỉnh Vĩnh Phúc- Phú Thọ.

Chia sẻ với phóng viên, kỹ sư Nguyễn Ngọc Huân, Chỉ huy phó công trình cho biết: Dù cây cầu đã được triển khai thi công đến giai đoạn cuối nhưng đơn vị luôn nhận được sự quan tâm động viên kịp thời của các cấp, ngành, chủ đầu tư, nhất là các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên, kỹ sư Nguyễn Ngọc Huân, Chỉ huy phó công trình cho biết: Dù cây cầu đã được triển khai thi công đến giai đoạn cuối nhưng đơn vị luôn nhận được sự quan tâm động viên kịp thời của các cấp, ngành, chủ đầu tư, nhất là các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Điểm nhấn của cây cầu là hệ thống dây văng đúc hẫng cân bằng EXTRADOESD – một trong những công nghệ xây dựng cầu mới hiện đại và phức tạp nhất hiện nay.

Điểm nhấn của cây cầu là hệ thống dây văng đúc hẫng cân bằng EXTRADOESD – một trong những công nghệ xây dựng cầu mới hiện đại và phức tạp nhất hiện nay.

Thời điểm cầu Vĩnh Phú hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng cũng sẽ là lúc mà các bến phà, bến đò ven sông Lô qua địa bàn TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) hoàn thành "sứ mệnh lịch sử". Đây là niềm vui lớn đã đến với nhân dân huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì nói riêng, nhân dân 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nói chung

Thời điểm cầu Vĩnh Phú hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng cũng sẽ là lúc mà các bến phà, bến đò ven sông Lô qua địa bàn TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) hoàn thành "sứ mệnh lịch sử". Đây là niềm vui lớn đã đến với nhân dân huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì nói riêng, nhân dân 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nói chung

"Dự án cầu Vĩnh Phú không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, rút ngắn thời gian lưu thông, bảo đảm an toàn giao thông, kết nối giao thông, phát triển kinh tế của vùng mà còn là biểu tượng kết nối giao lưu văn hóa, tình cảm mật thiết giữa nhân dân hai tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ" - ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ.

"Dự án cầu Vĩnh Phú không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, rút ngắn thời gian lưu thông, bảo đảm an toàn giao thông, kết nối giao thông, phát triển kinh tế của vùng mà còn là biểu tượng kết nối giao lưu văn hóa, tình cảm mật thiết giữa nhân dân hai tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ" - ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-cay-cau-bac-qua-song-lo-nhip-cau-noi-nhung-bo-vui-169230609144244726.htm