Một phần của cây đại quản cầm với hệ thống ống âm thanh rất đặc biệt đến từ Nhật Bản. Ảnh: TGPHN
Cây đàn "có một không hai" ở Việt Nam này được tặng cho Hà Nội bởi thành phố Itami, Nhật Bản. Có mặt tại sự kiện, cũng có thị trưởng của thành phố này. Ảnh: TGPHN
Theo các kỹ sư âm thanh của hãng đàn, người chế tạo và lắp đặt cây đàn tuyệt vời này tại đây. Ban đầu, cây đàn được lắp cho thành phố Itami, nhưng sau đó lại được đem tặng cho Hà Nội một cách "vừa vặn và hoàn hảo". Ảnh: TGPHN
Để tháo dỡ, thay mới một số bộ phận của cây đàn và thực hiện lắp lại, các kỹ sư cần tới 2.000 giờ làm việc. Và để hoàn thiện tất cả các công đoạn lắp đặt, thử đàn phải cần khoảng 10.000 giờ làm việc. Ảnh: TGPHN
Cây đại quản cầm có 27 nút điều khiển, tức là có 27 hàng ống khác nhau sẽ tạo ra 27 loại âm sắc khác nhau phân bổ trên 2 bàn phím và 1 bàn đạp dưới chân. Như thế, người chơi như chỉ huy 1 dàn nhạc gồm 27 nhạc công khác nhau. Có những nhạc cụ nhẹ nhàng, êm ái, có loại âm vang, mạnh mẽ, sắc nét, sáo, kèn, và nhiều loại nhạc cụ khác nữa. Ảnh: TGPHN
Không giống các loại nhạc cụ bộ hơi khác, bạn có thể chơi nhiều nốt 1 ống, nhưng ở cây đàn này, mỗi ống chỉ tạo ra 1 nốt nhạc mà thôi, ở mỗi nốt điều khiển sẽ có ít nhất 1 ống cho mỗi phím đàn ở bàn phím. Ảnh: TGPHN
Cây đàn này có tổng cộng tới 1.517 ống lớn nhỏ khác nhau. Ống lớn nhất dài 3m, nhỏ nhất chỉ 10mm. Một số ống được làm bằng gỗ, một số bằng kim loại; Có loại mang hình trụ, có ống hình vuông hoặc chữ nhật và cả hình nón... Ảnh: CTV
Mỗi ống hơi đều có vị trí, chức năng của nó và không thể thiếu được. Cây đàn sẽ phục vụ các dịp lễ lớn của Nhà thờ Lớn Hà Nội. Du khách có thể tới tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp hoành tráng của cây đại quản cầm nổi tiếng này được đặt phía trên gác đàn, bên trong Nhà thờ Lớn. Ảnh: TGPHN.