Cận cảnh địa đạo dài 32km nằm ẩn dưới ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi

Nơi lòng đất dưới ngôi đình cổ Thạch Tân trên 300 năm tuổi là địa đạo kéo dài hơn 32km được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Cách trung tâm TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, 7km về phía Đông Bắc, gần Quốc lộ 1A, đình làng Thạch Tân (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) được xây dựng hơn 300 năm trước nhằm tưởng nhớ những người khai sinh vùng đất này.

Cách trung tâm TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, 7km về phía Đông Bắc, gần Quốc lộ 1A, đình làng Thạch Tân (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) được xây dựng hơn 300 năm trước nhằm tưởng nhớ những người khai sinh vùng đất này.

Trước sự bào mòn của dòng chảy thời gian và tàn phá của chiến tranh, đình làng Thạch Tân bộc lộ dấu hiệu xuống cấp và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đến nay, ngôi đình được giữ nguyên hiện trạng kiến trúc của ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, một kiểu nhà 3 gian 4 mái với 2 mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà.

Trước sự bào mòn của dòng chảy thời gian và tàn phá của chiến tranh, đình làng Thạch Tân bộc lộ dấu hiệu xuống cấp và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đến nay, ngôi đình được giữ nguyên hiện trạng kiến trúc của ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, một kiểu nhà 3 gian 4 mái với 2 mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà.

 Đặc biệt, bên trong lòng đất dưới ngôi đình cổ là địa đạo Kỳ Anh với chiều dài hơn 32km.

Đặc biệt, bên trong lòng đất dưới ngôi đình cổ là địa đạo Kỳ Anh với chiều dài hơn 32km.

Cựu chiến binh Huỳnh Kim Ta - Trưởng thôn Thạch Tân - cho biết đình làng Thạch Tân và địa đạo Kỳ Anh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của quân và dân ta.

Cựu chiến binh Huỳnh Kim Ta - Trưởng thôn Thạch Tân - cho biết đình làng Thạch Tân và địa đạo Kỳ Anh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của quân và dân ta.

Theo ông Ta, trong tình thế bị bao vây, địa hình chiến đấu không thuận lợi, các lực lượng vũ trang cách mạng không có nơi ẩn náu an toàn, Đảng bộ xã Tam Thăng đã quyết định chọn nơi đây để xây dựng một hệ thống địa đạo ngầm liên hoàn bên dưới lòng đất.

Theo ông Ta, trong tình thế bị bao vây, địa hình chiến đấu không thuận lợi, các lực lượng vũ trang cách mạng không có nơi ẩn náu an toàn, Đảng bộ xã Tam Thăng đã quyết định chọn nơi đây để xây dựng một hệ thống địa đạo ngầm liên hoàn bên dưới lòng đất.

 Địa đạo lịch sử này được triển khai từ tháng 5/1965 và đến cuối năm 1967 thì hoàn thành. Địa đạo kéo dài qua địa bàn 9 thôn, mỗi thôn trung bình có 2km địa đạo, trong đó có chỗ hội họp, hầm chỉ huy, kho dự trữ lương thực, trạm cứu thương… Trong đó, miệng hầm nằm ngay dưới nền của ngôi đình Thạch Tân.

Địa đạo lịch sử này được triển khai từ tháng 5/1965 và đến cuối năm 1967 thì hoàn thành. Địa đạo kéo dài qua địa bàn 9 thôn, mỗi thôn trung bình có 2km địa đạo, trong đó có chỗ hội họp, hầm chỉ huy, kho dự trữ lương thực, trạm cứu thương… Trong đó, miệng hầm nằm ngay dưới nền của ngôi đình Thạch Tân.

Chiều rộng địa đạo khoảng từ 0,5 đến 0,8 mét; chiều cao khoảng 0,8 đến 1 mét.

Chiều rộng địa đạo khoảng từ 0,5 đến 0,8 mét; chiều cao khoảng 0,8 đến 1 mét.

Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một trong 3 địa đạo dài nhất Việt Nam sau địa đạo Củ Chi (TP.HCM) và Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị).

Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một trong 3 địa đạo dài nhất Việt Nam sau địa đạo Củ Chi (TP.HCM) và Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị).

Nhiều năm qua, địa đạo Kỳ Anh trở thành "địa chỉ đỏ" du lịch về nguồn, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Nhiều năm qua, địa đạo Kỳ Anh trở thành "địa chỉ đỏ" du lịch về nguồn, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/can-canh-dia-dao-dai-32km-nam-an-duoi-ngoi-dinh-co-hon-300-nam-tuoi-ar892783.html