Cận cảnh đường dây 500kV qua Hà Tĩnh dần hoàn thiện

Trong 285 trụ điện qua Hà Tĩnh, nhiều vị trí đã dần hoàn thiện việc kéo dây cáp. Trong khi đó, một số trụ điện khác ở địa hình khó khăn, hiểm trở đang được nhà thầu nỗ lực dựng cột, sớm hoàn thiện như mục tiêu đề ra.

Cận cảnh đường dây 500kV qua Hà Tĩnh. Video: Phạm Trường

Những ngày đầu tháng 7, dù dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối không thể đóng điện vào ngày 30/6 như mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra, song dọc tuyến đường dây, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện đang nỗ lực cho việc hoàn thiện sớm dự án.

Những ngày đầu tháng 7, dù dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối không thể đóng điện vào ngày 30/6 như mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra, song dọc tuyến đường dây, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện đang nỗ lực cho việc hoàn thiện sớm dự án.

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn qua Hà Tĩnh dài hơn 141km với 285 vị trí móng cột, 284 khoảng cột/113 khoảng néo thuộc 9 huyện, thị xã. Đây là địa phương được đánh giá có khối lượng công việc lớn nhất, địa hình khó khăn nhất trong các tỉnh có đường dây đi qua. Sau nhiều tháng thi công, đến nay nhiều vị trí trên tuyến việc kéo dây đang dần hoàn thiện.

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn qua Hà Tĩnh dài hơn 141km với 285 vị trí móng cột, 284 khoảng cột/113 khoảng néo thuộc 9 huyện, thị xã. Đây là địa phương được đánh giá có khối lượng công việc lớn nhất, địa hình khó khăn nhất trong các tỉnh có đường dây đi qua. Sau nhiều tháng thi công, đến nay nhiều vị trí trên tuyến việc kéo dây đang dần hoàn thiện.

Theo thiết kế, mỗi cột điện sẽ có 26 dây (24 dây cáp điện, 1 dây cáp quang, 1 dây chống sét).

Theo thiết kế, mỗi cột điện sẽ có 26 dây (24 dây cáp điện, 1 dây cáp quang, 1 dây chống sét).

Dù nắng nóng, từng tốp công nhân vẫn bám trụ làm việc, sớm hoàn thành đường dây. Trong hình là vị trí cột qua xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) công nhân đang hoàn thiện công đoạn cuối của việc kéo dây.

Dù nắng nóng, từng tốp công nhân vẫn bám trụ làm việc, sớm hoàn thành đường dây. Trong hình là vị trí cột qua xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) công nhân đang hoàn thiện công đoạn cuối của việc kéo dây.

Trong khi đó, một số vị trí qua địa hình hiểm trở, đồi núi cao, sông hồ do khó khăn trong việc vận chuyển vật tư, thiết bị nên việc dựng cột đang gấp rút hoàn thành.

Trong khi đó, một số vị trí qua địa hình hiểm trở, đồi núi cao, sông hồ do khó khăn trong việc vận chuyển vật tư, thiết bị nên việc dựng cột đang gấp rút hoàn thành.

Vị trí cột 175 qua cạnh hồ Bộc Nguyên (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) đang dần hoàn thiện để chuyển sang giai đoạn kéo dây.

Vị trí cột 175 qua cạnh hồ Bộc Nguyên (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) đang dần hoàn thiện để chuyển sang giai đoạn kéo dây.

Theo kỹ sư Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà, đây là một trong 3 cột đỡ cao nhất tuyến với chiều cao 145m, nặng 426 tấn, được sử dụng công nghệ ghép nối cột ống, lần đầu tiên sử dụng trong dự án đường dây siêu cao áp tại Việt Nam. Nhà thầu phải mất khá nhiều thời gian để dựng các cột này.

Theo kỹ sư Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà, đây là một trong 3 cột đỡ cao nhất tuyến với chiều cao 145m, nặng 426 tấn, được sử dụng công nghệ ghép nối cột ống, lần đầu tiên sử dụng trong dự án đường dây siêu cao áp tại Việt Nam. Nhà thầu phải mất khá nhiều thời gian để dựng các cột này.

Tại các cột vượt nhà dân và kênh tưới tiêu của hồ Kẻ Gỗ qua xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên), nhà thầu phải dựng giàn giáo làm giá đỡ để kéo dây.

Tại các cột vượt nhà dân và kênh tưới tiêu của hồ Kẻ Gỗ qua xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên), nhà thầu phải dựng giàn giáo làm giá đỡ để kéo dây.

Anh Lương Thành Trung (Công ty Cổ phần PC01 Hà Nội) cho biết, mỗi cuộn dây dẫn đường điện có chiều dài 2.000-2.400m, nặng 5-6 tấn. Để rải dây và treo dây ngoài sức người còn cần sử dụng các loại máy cày, máy tời đường dây.

Anh Lương Thành Trung (Công ty Cổ phần PC01 Hà Nội) cho biết, mỗi cuộn dây dẫn đường điện có chiều dài 2.000-2.400m, nặng 5-6 tấn. Để rải dây và treo dây ngoài sức người còn cần sử dụng các loại máy cày, máy tời đường dây.

“Việc rải dây phải vượt rừng núi, hồ nước, kênh mương nên rất khó khăn. Ở các vị trí khó phải dùng giá đỡ, nâng dây và kéo cáp theo dây mồi để tránh bị chéo dây”, anh Trung nói. Trong hình, công nhân buộc kỹ từng giàn giáo để đảm bảo an toàn cho việc kéo dây.

“Việc rải dây phải vượt rừng núi, hồ nước, kênh mương nên rất khó khăn. Ở các vị trí khó phải dùng giá đỡ, nâng dây và kéo cáp theo dây mồi để tránh bị chéo dây”, anh Trung nói. Trong hình, công nhân buộc kỹ từng giàn giáo để đảm bảo an toàn cho việc kéo dây.

Những sợi cáp đầu tiên được kéo tại các vị trí 164-167 qua huyện Cẩm Xuyên.

Những sợi cáp đầu tiên được kéo tại các vị trí 164-167 qua huyện Cẩm Xuyên.

Từng tốp công nhân làm việc xuyên trưa để đảm bảo mục tiêu kéo điện sớm.

Từng tốp công nhân làm việc xuyên trưa để đảm bảo mục tiêu kéo điện sớm.

Đại diện Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB - chủ đầu tư dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu) cho biết, đến nay đã có 160 cột đã dựng xong, 125 cột đang dựng; 15/113 khoảng néo đã được kéo dây. Hiện, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện các vị trí đường dây.

Đại diện Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB - chủ đầu tư dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu) cho biết, đến nay đã có 160 cột đã dựng xong, 125 cột đang dựng; 15/113 khoảng néo đã được kéo dây. Hiện, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện các vị trí đường dây.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-canh-duong-day-500kv-qua-ha-tinh-dan-hoan-thien-post1650928.tpo