Những ngôi nhà của người Mông trên Cao nguyên đá đều được bao bọc bởi những hàng rào đá vững chãi.
Không biết hàng rào đá có từ khi nào trong đời sống của người Mông trên Cao nguyên đá nhưng xếp hàng rào đá quanh nhà được người Mông nối tiếp giữ gìn như một nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Tại vùng cao Mèo Vạc, người Mông ở nơi đây không chỉ sống với đá, xây nhà bằng đá mà còn biết tạo nên những hàng rào đá rất vững chãi.
Những chàng trai Mông từ bé đã được truyền dậy cho kỹ thuật xếp đá.
Bao quanh những căn nhà hàng rào đá đã trở thành điểm dừng chân check in hấp dẫn du khách thích khám phá vùng cao nguyên đá.
Vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Mèo Vạc mới đây, UBND huyện Mèo Vạc đã đầu tư xây dựng công trình lát gạch vỉa hè 2 bên đường với chiều dài 1.991m; lắp điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, cùng đó sửa chữa hệ thống điện cao áp; xây dựng tường rào đá, kết hợp cổng nhà kiểu dân tộc Mông với chiều dài 480m từ Bệnh viện Đa khoa huyện đi Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi. Tổng kinh phí đầu tư là 8,3 tỷ đồng.
Đại diện Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Mèo Vạc cho biết, điểm nhấn của công trình là xây dựng tường rào đá, với chiều dài 480m, kết hợp cổng gỗ nhà kiểu dân tộc Mông lợp ngói âm dương cho 49 hộ dân, 2 trường học và 1 trụ sở UBND xã Pả Vi với mục tiêu bảo tồn văn hóa và phục vụ du lịch.
Lợp ngói âm dương trên cổng gỗ tường rào đá.
Hàng rào đá từ những viên đá thô ráp được đôi bàn tay người Mông tỉ mỉ xếp đặt trở thành lũy chắn vững chắc che chắn cho ngôi nhà.
Một dãy phố với bờ rào đá, cổng gỗ lợp ngói âm dương hướng tới là điểm đến dừng chân của du khách khi tới thị trấn Mèo Vạc.
Hàng rào đá xếp quanh ngôi nhà cũng những gốc đào mơ, mận và những nhánh hoa trải dài bên cạnh hàng rào.
Hàng rào và cổng đá hai bên tuyến phố mới được hoàn thành với kỳ vọng hấp dẫn du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tạo kế sinh nhai cho đồng bào Mông ở Pả Vi./.
H.La/VOV.VN