Cận cảnh hành lang bảo vệ sông Sài Gòn bị lấn chiếm

Nhiều công trình thể thao, dự án bất động sản ven sông Sài Gòn xây dựng kín cổng cao tường, lấn chiếm hết lối ra bờ sông của người dân tại TP.HCM.

 Theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TP.HCM, chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ đối với sông Sài Gòn là 50 m mỗi bên. Tuy nhiên, tại tuyến đường ven sông dài 600 m đi qua dự án Saigon Pearl đang tồn tại nhiều công trình lấn chiếm khiến tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 1,5 km đoạn qua quận Bình Thạnh đang bị chia cắt.

Theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TP.HCM, chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ đối với sông Sài Gòn là 50 m mỗi bên. Tuy nhiên, tại tuyến đường ven sông dài 600 m đi qua dự án Saigon Pearl đang tồn tại nhiều công trình lấn chiếm khiến tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 1,5 km đoạn qua quận Bình Thạnh đang bị chia cắt.

 Trong ảnh là bức tường cao khoảng 2,5 m hiện do khu dân cư Saigon Pearl quản lý dùng để ngăn cách ranh giới hai dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl trên tuyến đường ven sông Sài Gòn.

Trong ảnh là bức tường cao khoảng 2,5 m hiện do khu dân cư Saigon Pearl quản lý dùng để ngăn cách ranh giới hai dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl trên tuyến đường ven sông Sài Gòn.

 Phía bên kia bức tường là đường ven sông đi qua dự án của Saigon Pearl tiếp tục bị rào chắn, ngăn cách trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon.

Phía bên kia bức tường là đường ven sông đi qua dự án của Saigon Pearl tiếp tục bị rào chắn, ngăn cách trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon.

 Gần 100 m bờ sông Sài Gòn bị ngôi trường này chiếm dụng làm bãi giữ xe và khu trồng rau, củ.

Gần 100 m bờ sông Sài Gòn bị ngôi trường này chiếm dụng làm bãi giữ xe và khu trồng rau, củ.

 Cách đó khoảng 100 m, nhiều công trình nằm trong ranh giới của hai dự án Sunwah Pearl và Saigon Pearl xây sát mép sông.

Cách đó khoảng 100 m, nhiều công trình nằm trong ranh giới của hai dự án Sunwah Pearl và Saigon Pearl xây sát mép sông.

 Hơn 350 m đoạn bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường 22, quận Bình Thạnh cũng bị các công trình thể thao, trụ sở văn phòng án ngữ.

Hơn 350 m đoạn bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường 22, quận Bình Thạnh cũng bị các công trình thể thao, trụ sở văn phòng án ngữ.

 Một tòa nhà văn phòng được xây dựng gần mép sông Sài Gòn.

Một tòa nhà văn phòng được xây dựng gần mép sông Sài Gòn.

 Sân golf Him Lam nằm sát bờ sông Sài Gòn.

Sân golf Him Lam nằm sát bờ sông Sài Gòn.

 Theo báo cáo của Trung tâm quản lý đường thủy về tình hình thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy, đến nay TP.HCM có 105 trường hợp công trình xây dựng, san lấp lấn chiếm và vi phạm hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch. Trong đó, số vụ vi phạm lớn nhất ở huyện Bình Chánh với 30 trường hợp, huyện Nhà Bè xảy ra 27 trường hợp, TP Thủ Đức có 20 trường hợp.

Theo báo cáo của Trung tâm quản lý đường thủy về tình hình thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy, đến nay TP.HCM có 105 trường hợp công trình xây dựng, san lấp lấn chiếm và vi phạm hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch. Trong đó, số vụ vi phạm lớn nhất ở huyện Bình Chánh với 30 trường hợp, huyện Nhà Bè xảy ra 27 trường hợp, TP Thủ Đức có 20 trường hợp.

 Khu vực hành lang bảo vệ sông Sài Gòn bị lấn chiếm. Đồ họa: Thuận Thắng.

Khu vực hành lang bảo vệ sông Sài Gòn bị lấn chiếm. Đồ họa: Thuận Thắng.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/can-canh-hanh-lang-bao-ve-song-sai-gon-bi-lan-chiem-post1374380.html