Tại cuộc họp mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng để hài hòa giữa đảm bảo trật tự đô thị, phát triển kinh tế xã hội và an sinh xã hội, các cơ quan cần nghiên cứu cách làm căn cơ, duy trì kết quả lâu dài, không "bắt cóc bỏ đĩa", lãng phí nguồn lực. Ông Dũng yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm quy hoạch khu vực cho thuê vỉa hè, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang bám vỉa hè kiếm sống. Thực tế, tại quận Hoàn Kiếm đã có một số tuyến phố thí điểm cho thuê vỉa hè, đa số là các vị trí đất vàng nhằm phát triển du lịch.
Địa điểm kinh doanh cafe, đồ ăn nhanh trên vỉa hè 30A Lý Thường Kiệt.
Vỉa hè cho thuê tại số 19 Phan Chu Trinh, gần như diện tích cho thuê nằm trong khuôn viên biệt thự cũ.
Vị trí sử dụng, hè phố nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng 1 và sát tường nhà với chiều rộng được tạm sử dụng là 1,5-2 m. Thời gian cấp phép sử dụng tạm thời hè phố là 6 tháng/lần với giá 45.000 đồng/m2/tháng.
Tuyến phố Lê Phụng Hiểu.
Đoạn vỉa hè này được giao cho Công ty TNHH bất động sản Mặt trời Thủ Độ sử dụng tạm thời để kinh doanh nằm sát tường (khách sạn) số 11 Lê Phụng Hiểu, với chiều rộng 1,5m.
Địa chỉ 94 Lý Thường Kiệt, gần ga Hà Nội là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm, thưởng thức cà phê.
Đa số khách hàng tại quán là du khách nước ngoài.
Ngoài các khách sạn lớn, quận Hoàn Kiếm cho phép thí điểm cho thuê vỉa hè thời điểm cuối tuần, trong không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Theo các chuyên gia, khai thác, cho thuê vỉa hè không nên làm đồng loạt mà cần có định hướng nhất định. Cần phân loại vỉa hè, chọn tuyến phố đủ điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội để cho thuê.
Trần Hoàng