Cận cảnh ngôi đình cổ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Ngôi đình cổ Chiên Đàn (thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) hơn 550 tuổi là một trong những công trình kiến trúc đình làng cổ nhất Quảng Nam và được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 2002.

Theo tư liệu lịch sử, đình Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng năm 1471 - 1473 trên một khu đất cao, bằng phẳng, thờ thành hoàng và các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất này. Nơi đây còn dành để thờ tự các vị có công với nước, với địa phương đã được vua phong chức sắc hoặc đỗ đạt cao trong làng.

Theo tư liệu lịch sử, đình Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng năm 1471 - 1473 trên một khu đất cao, bằng phẳng, thờ thành hoàng và các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất này. Nơi đây còn dành để thờ tự các vị có công với nước, với địa phương đã được vua phong chức sắc hoặc đỗ đạt cao trong làng.

Phía trước đình Chiên Đàn có cổng tam quan được thiết kế với phần cửa chính giữa lớn hơn cửa hai bên.

Phía trước đình Chiên Đàn có cổng tam quan được thiết kế với phần cửa chính giữa lớn hơn cửa hai bên.

Toàn bộ khuôn viên của đình rộng 1.500 m2, riêng ngôi đình chính rộng 500 m2, có đủ chỗ cho trên 100 người.

Toàn bộ khuôn viên của đình rộng 1.500 m2, riêng ngôi đình chính rộng 500 m2, có đủ chỗ cho trên 100 người.

Đình chính được xây dựng theo hình chữ nhất, mặt xoay về hướng đông nam, mái lợp ngói âm dương, hai đầu của mái có trang trí hoa văn tinh xảo với hình tượng “Lưỡng long triều nguyệt”, mái hiên đắp 2 con kỳ lân được khảm sành sứ..

Đình chính được xây dựng theo hình chữ nhất, mặt xoay về hướng đông nam, mái lợp ngói âm dương, hai đầu của mái có trang trí hoa văn tinh xảo với hình tượng “Lưỡng long triều nguyệt”, mái hiên đắp 2 con kỳ lân được khảm sành sứ..

Người dân Quảng Nam truyền tai nhau câu "Nhất La Qua, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn" để nói về những ngôi đình cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện chỉ còn đình Chiên Đàn tồn tại.

Người dân Quảng Nam truyền tai nhau câu "Nhất La Qua, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn" để nói về những ngôi đình cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện chỉ còn đình Chiên Đàn tồn tại.

Đình gồm 5 gian, 2 chái với 30 cột bằng gỗ mít to hơn một vòng tay người lớn, 3 gian giữa dùng làm nơi thờ tự.

Đình gồm 5 gian, 2 chái với 30 cột bằng gỗ mít to hơn một vòng tay người lớn, 3 gian giữa dùng làm nơi thờ tự.

Nhiều kèo, kiện bằng gỗ mít được các nghệ nhân nổi tiếng của làng mộc Văn Hà (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh) chạm trổ tinh xảo.

Nhiều kèo, kiện bằng gỗ mít được các nghệ nhân nổi tiếng của làng mộc Văn Hà (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh) chạm trổ tinh xảo.

Từ khi xây dựng đến nay, đình làng Chiên Đàn đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, gần đây nhất là vào các năm 1932, 1955, 1967, 1972, 1996, 2006. Tuy nhiên, những yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ.

Từ khi xây dựng đến nay, đình làng Chiên Đàn đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, gần đây nhất là vào các năm 1932, 1955, 1967, 1972, 1996, 2006. Tuy nhiên, những yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ.

Năm 2002, đình Chiên Đàn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Năm 2002, đình Chiên Đàn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hàng năm, nhân dân cúng đình vào ngày đầu xuân và tổ chức lễ hội linh đình vào ngày rằm tháng 7 âm lịch nhằm giáo dục con cháu đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, khơi dậy tinh thần yêu nước, vun đắp tình làng nghĩa xóm…

Hàng năm, nhân dân cúng đình vào ngày đầu xuân và tổ chức lễ hội linh đình vào ngày rằm tháng 7 âm lịch nhằm giáo dục con cháu đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, khơi dậy tinh thần yêu nước, vun đắp tình làng nghĩa xóm…

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/can-canh-ngoi-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-cap-quoc-gia-20240809221932335.htm