Cận cảnh phiến đá phủ đầy hình khắc từ thời cổ đại
Khối đá cao 20m tọa lạc ở trung Mông Cổ chứa đầy những hình khắc bằng tiếng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc xen kẽ khắp bề mặt.
Nếu tới miền trung Mông cổ bạn sẽ gặp khối đá cao 20m này. Khối đá khổng lồ có hình dáng khá ấn tượng, nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì bạn sẽ thấy khối đá có tên Taikhar này được bao phủ bởi những hình khắc cổ đại.
Theo Atlas Obscura, tất cả những hình khắc đều có niên đại từ thế kỷ 6, có nghĩa là niên đại của chúng là khoảng 1.500 năm. Khối đá có khoảng 150 dòng chữ khắc trên bề mặt. Dòng chữ cổ nhất được khắc bằng ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng có cả chữ Mông Cổ và Trung Quốc.
Những hình vẽ hiện đại cũng hiện diện trên phiến đá, nhưng chính phủ Mông Cổ đã bảo vệ khu vực này kể từ năm 1994. Trên đỉnh khối đá Taikhar khổng lồ có những khối đá giúp củng cố ý nghĩa tôn giáo quan trọng của nó.
Theo truyền thuyết, một chiến binh khổng lồ đã ném khối đá về phía một con rắn chui ra từ lòng đất. Nhưng nhiều khả năng, Taikhar được tạo ra bởi quá trình xói mòn sông trong hàng triệu năm.
Công Hiếu (t/h)