Cận cảnh tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ lũa độc nhất vô nhị tại TPHCM

Với niềm đam mê điêu khắc, anh Nguyễn Trường Tiến (ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) bỏ nhiều công sức và sự tâm huyết để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa kích thước lớn thuộc loại độc nhất vô nhị ở đất Sài thành.

Tác phẩm mới nhất là chiếc bàn trà "Con rồng cháu tiên" manh hình dáng bản đồ Việt Nam, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hiện tại tác phẩm này đã hoàn thiện hơn 80% khối lượng.

Tác phẩm mới nhất là chiếc bàn trà "Con rồng cháu tiên" manh hình dáng bản đồ Việt Nam, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hiện tại tác phẩm này đã hoàn thiện hơn 80% khối lượng.

Do là gỗ nguyên khối nên việc chế tác phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và mất thời gian.

Do là gỗ nguyên khối nên việc chế tác phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và mất thời gian.

Chi tiết chân rồng được khoét vào thân khối gỗ để tạo điểm nhấn. "Khối gỗ này có tuổi đời hàng trăm năm được bà con Tây Nguyên phát hiện và đào lên. Sau khi tôi hoàn tất thủ tục đưa về đây tiến hành gia công thì đến giờ đã hơn ba tháng", anh Tiến kể.

Chi tiết chân rồng được khoét vào thân khối gỗ để tạo điểm nhấn. "Khối gỗ này có tuổi đời hàng trăm năm được bà con Tây Nguyên phát hiện và đào lên. Sau khi tôi hoàn tất thủ tục đưa về đây tiến hành gia công thì đến giờ đã hơn ba tháng", anh Tiến kể.

Phần đầu của chiếc bàn trà này được tạc hình tượng rồng cực kỳ tinh xảo với những chi tiết rất nhỏ.

Phần đầu của chiếc bàn trà này được tạc hình tượng rồng cực kỳ tinh xảo với những chi tiết rất nhỏ.

Cả một khúc gỗ lớn dài gần 10m, đường kính hơn 1m được nghệ nhân chế tác tại xưởng anh Tiến miệt mài thực hiện từ công đoạn phá khối, tạo hình, tả chi tiết...

Cả một khúc gỗ lớn dài gần 10m, đường kính hơn 1m được nghệ nhân chế tác tại xưởng anh Tiến miệt mài thực hiện từ công đoạn phá khối, tạo hình, tả chi tiết...

Đây là chi tiết khá thú vị và mất khá nhiều thời gian khi tạc chân rồng đặt lên quả cầu. Bởi đây là gỗ nguyên khối, chi tiết này không được chắp vá nên đội ngũ thợ phải mất nhiều thời gian cho việc khoét, tạo hình, đánh bóng...

Đây là chi tiết khá thú vị và mất khá nhiều thời gian khi tạc chân rồng đặt lên quả cầu. Bởi đây là gỗ nguyên khối, chi tiết này không được chắp vá nên đội ngũ thợ phải mất nhiều thời gian cho việc khoét, tạo hình, đánh bóng...

Anh Tiến đang chỉ vào râu của rồng, một chi tiết khá tinh xảo, thể hiện tay nghề cao của nghệ nhân tạo tác. Theo chủ sở hữu, để hoàn thành một tác phẩm đòi hỏi từ 2 đến 3 nghệ nhân làm việc trong vòng 6 tháng. Từng công đoạn thể hiện hình dáng rồng được các nghệ nhân chuyên nghiệp thực hiện đục đẽo dựa trên hình dáng nguyên thể tự nhiên của các nhánh rễ cây. Thân rồng mang dáng dấp thoắt ẩn thoắt hiện trong mây trời và nước.

Anh Tiến đang chỉ vào râu của rồng, một chi tiết khá tinh xảo, thể hiện tay nghề cao của nghệ nhân tạo tác. Theo chủ sở hữu, để hoàn thành một tác phẩm đòi hỏi từ 2 đến 3 nghệ nhân làm việc trong vòng 6 tháng. Từng công đoạn thể hiện hình dáng rồng được các nghệ nhân chuyên nghiệp thực hiện đục đẽo dựa trên hình dáng nguyên thể tự nhiên của các nhánh rễ cây. Thân rồng mang dáng dấp thoắt ẩn thoắt hiện trong mây trời và nước.

"Hiện tại, tôi sở hữu một tác phẩm "Cửu Long tranh châu" ngang 6m, cao 2,9m, sâu 1,2m (đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam). Tác phẩm thứ hai ngang 3,1m, cao 4,7m, sâu 1,7m. Tác phẩm thứ ba ngang 7,4m, cao 3,1m, sâu 1,8m. Tôi đang hướng tới tham gia xác lập kỷ lục châu Á rễ cây nghệ thuật lớn nhất cho tác phẩm của mình. Trong đó tác phẩm “Cửu Long tranh châu” với kích thước ngang 7,4m, cao 3,1m, sâu 1,8 sẽ xin xác lập Kỷ lục châu Á vào năm 2023", anh Tiến chia sẻ.

"Hiện tại, tôi sở hữu một tác phẩm "Cửu Long tranh châu" ngang 6m, cao 2,9m, sâu 1,2m (đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam). Tác phẩm thứ hai ngang 3,1m, cao 4,7m, sâu 1,7m. Tác phẩm thứ ba ngang 7,4m, cao 3,1m, sâu 1,8m. Tôi đang hướng tới tham gia xác lập kỷ lục châu Á rễ cây nghệ thuật lớn nhất cho tác phẩm của mình. Trong đó tác phẩm “Cửu Long tranh châu” với kích thước ngang 7,4m, cao 3,1m, sâu 1,8 sẽ xin xác lập Kỷ lục châu Á vào năm 2023", anh Tiến chia sẻ.

Theo anh Tiến, "Cửu Long tranh châu" tượng trưng cho chín nhánh sông của Mê Kông như 9 con rồng uốn lượn. Bằng việc sử dụng các hình ảnh đại diện Rồng - là một trong "Tứ linh" theo quan niệm của người Việt, chủ nhân của tác phẩm cũng muốn gửi gắm tình cảm đối với dòng sông Cửu Long, với lượng phù sa từ thượng nguồn sông Mê Kông theo thời gian đã bồi lắng thành vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú, gắn liền với tên gọi của 9 dòng sông – Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo anh Tiến, "Cửu Long tranh châu" tượng trưng cho chín nhánh sông của Mê Kông như 9 con rồng uốn lượn. Bằng việc sử dụng các hình ảnh đại diện Rồng - là một trong "Tứ linh" theo quan niệm của người Việt, chủ nhân của tác phẩm cũng muốn gửi gắm tình cảm đối với dòng sông Cửu Long, với lượng phù sa từ thượng nguồn sông Mê Kông theo thời gian đã bồi lắng thành vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú, gắn liền với tên gọi của 9 dòng sông – Đồng bằng sông Cửu Long.

Những viên đá vẫn được giữ nguyên vẹn, được bao bọc bởi bộ rễ là một trong những nét độc đáo của tác phẩm này. Chia sẻ về quá trình sưu tầm rễ cây, anh cho biết mình đã có hàng chục năm trời đi sưu tầm tại các vùng Tây Nam bộ - Đông Nam bộ - Tây Nguyên để tìm được các bộ rễ cây khủng, hình dáng phù hợp.

Những viên đá vẫn được giữ nguyên vẹn, được bao bọc bởi bộ rễ là một trong những nét độc đáo của tác phẩm này. Chia sẻ về quá trình sưu tầm rễ cây, anh cho biết mình đã có hàng chục năm trời đi sưu tầm tại các vùng Tây Nam bộ - Đông Nam bộ - Tây Nguyên để tìm được các bộ rễ cây khủng, hình dáng phù hợp.

Đây là các chi tiết hoàn toàn nguyên bản, không hề có bàn tay của nghệ nhân chạm khắc.

Đây là các chi tiết hoàn toàn nguyên bản, không hề có bàn tay của nghệ nhân chạm khắc.

Ngoài quá trình tìm kiếm và vận chuyển, việc tìm thợ thực hiện phù hợp cũng được anh rất quan tâm, chú trọng. Việc chạm khắc hình tượng rồng đòi hỏi người thực hiện phải thực sự tỉ mỉ và khéo léo, nhiều chi tiết phức tạp. Hơn nữa, việc lột tả được thần thái, khí chất của linh vật đứng đầu trong tứ linh càng không dễ dàng. Hơn nữa, để bố trí được hình ảnh 9 rồng trên một rễ cây sao cho phù hợp cũng đòi hỏi nghệ nhân chuyên nghiệp và có tay nghề cao, không phải ai cũng có đủ tự tin đảm nhận.

Ngoài quá trình tìm kiếm và vận chuyển, việc tìm thợ thực hiện phù hợp cũng được anh rất quan tâm, chú trọng. Việc chạm khắc hình tượng rồng đòi hỏi người thực hiện phải thực sự tỉ mỉ và khéo léo, nhiều chi tiết phức tạp. Hơn nữa, việc lột tả được thần thái, khí chất của linh vật đứng đầu trong tứ linh càng không dễ dàng. Hơn nữa, để bố trí được hình ảnh 9 rồng trên một rễ cây sao cho phù hợp cũng đòi hỏi nghệ nhân chuyên nghiệp và có tay nghề cao, không phải ai cũng có đủ tự tin đảm nhận.

Có thể thấy anh Tiến theo đuổi trường phái điêu khắc trên một khối và không gắn thêm chi tiết cho tác phẩm qua tác phẩm "Tìm về nương tựa" này.

Có thể thấy anh Tiến theo đuổi trường phái điêu khắc trên một khối và không gắn thêm chi tiết cho tác phẩm qua tác phẩm "Tìm về nương tựa" này.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-canh-tac-pham-nghe-thuat-bang-go-lua-doc-nhat-vo-nhi-tai-tphcm-post1558703.tpo