Cận cảnh tháp Chăm ngàn năm tuổi đẹp nhất Việt Nam

Sau hơn 800 năm, quần thể tháp Chăm Pô Klong Garai, Ninh Thuận vẫn uy nghi, sừng sững, được coi là cụm tháp Chăm hùng vĩ, nguyên vẹn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.

Tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chăm, một di sản văn hóa- tín ngưỡng của đồng bào Chăm.

Di sản nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận chỉ vài cây số về phía Tây Bắc.

 Quần thể tháp Chăm Pô Klong Garai nằm trên đồi Trầu, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Từ trái sang phải là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Ảnh: NH.

Quần thể tháp Chăm Pô Klong Garai nằm trên đồi Trầu, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Từ trái sang phải là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Ảnh: NH.

 Mặt trước cụm tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Mặt trước cụm tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

 Tháp chính trong quần thể tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Tháp chính trong quần thể tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Tháp Pô Klong Garai gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m) và tháp cổng (cao 5,65 m).

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, mặc dù đã hơn 800 năm tuổi, trải qua nắng gió trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, nhưng di sản vẫn uy nghi, sừng sững.

 Tháp lửa. Ảnh: NH.

Tháp lửa. Ảnh: NH.

 Sau hơn 800 năm, những bức tường của các ngôi tháp vẫn giữ màu sắc nguyên thủy và gần như không có rêu mốc. Ảnh: NH.

Sau hơn 800 năm, những bức tường của các ngôi tháp vẫn giữ màu sắc nguyên thủy và gần như không có rêu mốc. Ảnh: NH.

 Những hoa văn đặc trưng tại quần thể tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Những hoa văn đặc trưng tại quần thể tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Đây được coi là cụm tháp Chăm vào loại hùng vĩ, nguyên vẹn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.

Sau nhiều trăm năm dãi dầu sương gió, những bức tường gạch nung của các ngôi tháp vẫn vàng chóe và hầu như không hề rêu, mốc.

 Lối vào tháp chính. Ảnh: NH.

Lối vào tháp chính. Ảnh: NH.

 Bò thần Nandi trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, vật cưỡi của thần Shiva tại lối cửa vào tháp chính. Ảnh: NH.

Bò thần Nandi trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, vật cưỡi của thần Shiva tại lối cửa vào tháp chính. Ảnh: NH.

 Bệ thờ bên trong tháp chính. Ảnh: NH.

Bệ thờ bên trong tháp chính. Ảnh: NH.

Theo đánh giá của các chuyên gia, công trình có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao trong kỹ thuật xây dựng đền tháp của người Chăm.

Không chỉ vậy, công trình còn ẩn chứa những bí mật về “công nghệ” sản xuất vật liệu, đặc biệt là với gạch đất nung, cũng như công nghệ xây dựng, đáng chú ý là kỹ thuật kết dính các viên gạch, theo phỏng đoán là bằng một loại nhựa cây rừng.

 Mái vòm bên trong tháp chính, phía trên bệ thờ. Ảnh: NH.

Mái vòm bên trong tháp chính, phía trên bệ thờ. Ảnh: NH.

 Hoạt động chính của Lễ hội Katê diễn ra tại tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

Hoạt động chính của Lễ hội Katê diễn ra tại tháp Pô Klong Garai. Ảnh: NH.

 Sản vật dâng cúng trong Lễ hội Katê. Ảnh: NH.

Sản vật dâng cúng trong Lễ hội Katê. Ảnh: NH.

Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Lối vào tháp chính. Ảnh: NH.

Lối vào tháp chính. Ảnh: NH.

 Phù điêu thần Shiva phía trên cửa vào tháp chính. Ảnh: NH.

Phù điêu thần Shiva phía trên cửa vào tháp chính. Ảnh: NH.

Tháp Pô Klong Garai là nơi diễn ra các hoạt động chính của Lễ hội Katé (hay Katê) của người Chăm tỉnh Ninh Thuận, một phong tục truyền thống gần giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.

Di sản là điểm thăm quan dấu ấn của tỉnh Ninh Thuận, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

V.H

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/the-thao-giai-tri/thuong-hieu-du-lich/can-canh-thap-cham-ngan-nam-tuoi-dep-nhat-viet-nam-142077.html