Cận cảnh tuyến đường 2,7 km xây 5 năm chưa xong

Dự án BOT từ đường Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) dài 2,7 km được khởi công cách đây 5 năm nhưng đã dừng thi công giữa chừng.

Dự án BOT từ đường Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) được khởi công vào năm 2015 và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Theo hồ sơ được duyệt, dự án bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí).

Tổng chiều dài đoạn đường là 2,7 km với quy mô gồm hai đường song hành hai bên theo tiêu chuẩn đường đô thị, mỗi đường có một làn xe hỗn hợp và một làn ô tô. Tuyến đầu, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện nút giao với Quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt theo quy hoạch, còn cuối tuyến sẽ xây mới nút giao Tân Kiên và cầu vượt.

Hợp đồng được TP.HCM ký với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (nhà đầu tư) vào ngày 25-6-2016. Dự án trên được dự tính là một công trình giao thông trọng điểm góp phần "chia lửa" với Quốc lộ 1 đoạn cửa ngõ phía tây qua huyện Bình Chánh.

Dự án BOT từ đường Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) khởi công từ năm 2015.

Dự án BOT từ đường Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) khởi công từ năm 2015.

Là tuyến đầu của sự án, nút giao với quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt đang trong tình trạng thi công đứt quãng. Công trình không có rào chắn, không thấy máy móc, công nhân, bảng thông tin công trình cũng không có.

Toàn tuyến dài 2,7 km nhưng chỉ có vài đoạn hình thành kết cấu đường tạm bợ. Phần lớn chiều dài đoạn tuyến còn lại vẫn là nền đất đen, nhiều đoạn qua nhà dân chưa được giải phóng mặt bằng. Hơn 10 hộ dân khu vực đường Cây Bàng, ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh vẫn sinh sống trên tuyến đường thuộc dự án.

Nhiều hộ dân cho biết phần lớn họ đã nhận tiền bồi thường giải tỏa nhưng vì chưa được bố trí tái định cư nên chưa có nơi khác để đi. Cuộc sống sinh hoạt của họ gặp nhiều khó khăn.

Theo kế hoạch, sau khi làm xong công trình, nhà đầu tư sẽ đặt một trạm thu phí trên đoạn đường này để thu hoàn vốn với thời gian dự kiến khoảng 17 năm 8 tháng.

Tuy nhiên đến nay tổng sản lượng xây lắp của dự án mới chỉ đạt 140 tỉ đồng, tương đương 12% tổng mức đầu tư trong khi thời gian thực hiện đã kết thúc. Trước nguy cơ dự án bị ngưng trệ, Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp với đơn vị liên quan đi khảo sát và nhận thấy nhà đầu tư đã ngưng thi công hoàn toàn. Sở đã gửi nhiều văn bản nhắc nhở và cảnh báo về việc nhà đầu tư vi phạm hợp đồng.

Sở đã có thông báo gửi nhà đầu tư, nội dung trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận văn bản (ngày 7-4-2020 - PV) phải sớm khắc phục các vi phạm hợp đồng để xem xét khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng BOT.

Hợp đồng được TP.HCM ký với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (nhà đầu tư) vào ngày 25-6-2016.

Hợp đồng được TP.HCM ký với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (nhà đầu tư) vào ngày 25-6-2016.

Nút giao với Quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt đang trong tình trạng thi công đứt quãng.

Nút giao với Quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt đang trong tình trạng thi công đứt quãng.

Một nhánh cầu thuộc điểm đầu dự án BOT đường nối Võ Văn Kiệt thi công dang dở, cốt thép hoen rỉ.

Một nhánh cầu thuộc điểm đầu dự án BOT đường nối Võ Văn Kiệt thi công dang dở, cốt thép hoen rỉ.

Cuối tuyến giáp với đường Võ Trần Chí, người dân khu vực này cho biết công nhân đã rời công trường cả năm qua.

Cuối tuyến giáp với đường Võ Trần Chí, người dân khu vực này cho biết công nhân đã rời công trường cả năm qua.

Ông Chung Văn Đồng, một người dân sống tại đây, cho biết đoạn đường này từ lúc san lấp, đổ đất đá khoảng hơn một năm nay thì không thấy ai đá động tới.

Ông Chung Văn Đồng, một người dân sống tại đây, cho biết đoạn đường này từ lúc san lấp, đổ đất đá khoảng hơn một năm nay thì không thấy ai đá động tới.

Ông Lương Huy Hùng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đứng trên phần đất đã được giải tỏa trắng khoảng 1000 m2 của mình để làm trạm thu phí nhưng hiện nay vẫn trống trơn.

Ông Lương Huy Hùng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đứng trên phần đất đã được giải tỏa trắng khoảng 1000 m2 của mình để làm trạm thu phí nhưng hiện nay vẫn trống trơn.

Ông Trần Thanh Hồng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) cho biết nhà ông cũng thuộc diện giải tỏa trắng. Hiện căn nhà xuống cấp cũng không dám sửa sang hoặc xây mới.

Ông Trần Thanh Hồng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) cho biết nhà ông cũng thuộc diện giải tỏa trắng. Hiện căn nhà xuống cấp cũng không dám sửa sang hoặc xây mới.

Trên đoạn đường thuộc tuyến cuối dự án, nhiều chỗ trũng nước, san lấp chưa bằng phẳng.

Trên đoạn đường thuộc tuyến cuối dự án, nhiều chỗ trũng nước, san lấp chưa bằng phẳng.

Vì đoạn đường chưa hoàn thiện nên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân tại đây.

Vì đoạn đường chưa hoàn thiện nên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân tại đây.

Bên trong nhà công trường không ai trông nom, chỉ che chắn bằng rào sắt, cốt thép để ngoài trời bị hoen rỉ.

Bên trong nhà công trường không ai trông nom, chỉ che chắn bằng rào sắt, cốt thép để ngoài trời bị hoen rỉ.

Theo ghi nhận, toàn tuyến 2,7 km có hàng chục hộ dân vẫn chưa được bồi hoàn, bố trí tái định cư. Hơn 10 hộ dân khu vực đường Cây Bàng, ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh vẫn sinh sống trên tuyến đường thuộc dự án.

Bài&ảnh NGUYỆT NHI

Nguồn PLO: https://plo.vn/do-thi/can-canh-tuyen-duong-27-km-xay-5-nam-chua-xong-917562.html