Cận cảnh vị trí bung mối hàn lan can và mặt cầu Long Biên gây xôn xao dư luận

Vị trí xảy ra sự cố được xác định tại ô 12-nhịp 18 hạ lưu, phía trên đê sông Hồng (thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

Mạng xã hội TikTok đang chia sẻ một clip ghi lại sự cố nứt mặt đường bộ cầu Long Biên. Trong clip thấy rõ lan can rung lắc, phần kết nối giữa lan can và mặt cầu không liền mạch.

Đây cũng là thời điểm nước lũ sông Hồng lên cao, cách mặt cầu chỉ 2 mét; gây hoang mang dư luận.

Video trên Tiktok ghi lại cảnh rung lắc trên mặt cầu Long Biên:

Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại hiện trường:

Công ty CP Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên) cho biết, vị trí xảy ra sự cố tại ô 12 nhịp 18 hạ lưu; cách đường dẫn lên cầu 100m.

Công ty CP Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên) cho biết, vị trí xảy ra sự cố tại ô 12 nhịp 18 hạ lưu; cách đường dẫn lên cầu 100m.

Đơn vị đã phát hiện sự cố này từ ngày 11/9, nhưng do trời mưa to không ngớt, nên chưa thể tổ chức duy tu.

Đơn vị đã phát hiện sự cố này từ ngày 11/9, nhưng do trời mưa to không ngớt, nên chưa thể tổ chức duy tu.

Sáng 12/9, đơn vị đã hàn có định kết cấu lan can này.

Sáng 12/9, đơn vị đã hàn có định kết cấu lan can này.

Công ty Hà Hải khẳng định, vị trí bong mối hàn là phần lan can, không thuộc kết cấu chịu lực, nên không ảnh hưởng đến người dân lưu thông.

Công ty Hà Hải khẳng định, vị trí bong mối hàn là phần lan can, không thuộc kết cấu chịu lực, nên không ảnh hưởng đến người dân lưu thông.

Việc khắc phục sự cố đang được đơn vị quản lý cầu gấp rút triển khai.

Việc khắc phục sự cố đang được đơn vị quản lý cầu gấp rút triển khai.

Trải qua gần 120 năm khai thác, do ảnh hưởng của chiến tranh và tốc độ đô thị hóa của Thủ đô và các vùng lân cận, tình trạng xuống cấp của cầu Long Biên là khó tránh khỏi.

Trải qua gần 120 năm khai thác, do ảnh hưởng của chiến tranh và tốc độ đô thị hóa của Thủ đô và các vùng lân cận, tình trạng xuống cấp của cầu Long Biên là khó tránh khỏi.

Cầu Long Biên có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng đi qua; được khởi công tháng 9/1898 và khánh thành năm 1902.

Cầu Long Biên có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng đi qua; được khởi công tháng 9/1898 và khánh thành năm 1902.

Kết cấu cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa, hai bên cánh gà là các phương tiện gắn máy, xe đạp và người đi bộ (không có làn dành cho ô tô).

Kết cấu cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa, hai bên cánh gà là các phương tiện gắn máy, xe đạp và người đi bộ (không có làn dành cho ô tô).

Mặt cầu và các thành phần khác đang xuống cấp nghiêm trọng.

Mặt cầu và các thành phần khác đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều vị trí kết nối giữa lan can và mặt cầu bị hoen rỉ, thiếu kết cấu.

Nhiều vị trí kết nối giữa lan can và mặt cầu bị hoen rỉ, thiếu kết cấu.

Mặt đường nhựa trên cầu chắp vá do quá trình tu sửa nhiều lần, thiếu đồng bộ.

Mặt đường nhựa trên cầu chắp vá do quá trình tu sửa nhiều lần, thiếu đồng bộ.

Sau đại dịch COVID-19, ở hai đầu cầu Long Biên đã gắn biển cảnh báo hạn chế một số phương tiện.

Sau đại dịch COVID-19, ở hai đầu cầu Long Biên đã gắn biển cảnh báo hạn chế một số phương tiện.

Vào 15 giờ ngày 10/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội ra lệnh cấm cầu Long Biên do nước lũ sông Hồng lên cao, không đảm bảo an toàn cho người dân.

Vào 15 giờ ngày 10/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội ra lệnh cấm cầu Long Biên do nước lũ sông Hồng lên cao, không đảm bảo an toàn cho người dân.

Tính đến 12 giờ ngày 12/9, nước trên sông Hồng vẫn ở mức cao, lệnh cấm cầu Long Biên vẫn chưa được thu hồi.

Tính đến 12 giờ ngày 12/9, nước trên sông Hồng vẫn ở mức cao, lệnh cấm cầu Long Biên vẫn chưa được thu hồi.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/can-canh-vi-tri-bung-moi-han-lan-can-va-mat-cau-long-bien-gay-xon-xao-du-luan-20240912115937195.htm