Cần cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vụ gần 600 loại sữa giả

Vụ triệt phá gần 600 loại sữa giả không chỉ gây chấn động dư luận mà còn đặt ra thách thức về hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dù pháp luật cho phép khởi kiện và có sự vào cuộc của Hội Bảo vệ người tiêu dùng, nhưng khoảng cách giữa nạn nhân và cơ chế hỗ trợ vẫn còn quá lớn. Điều người tiêu dùng cần không chỉ là luật, mà là một hệ thống đồng hành, linh hoạt và chủ động.

032389

Việc chưa có đơn thư nào gửi đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng trong một vụ án có quy mô và hậu quả lớn như vậy cho thấy một thực tế đáng suy ngẫm: đang tồn tại một khoảng trống giữa người tiêu dùng và cơ quan có chức năng bảo vệ họ.

Dù luật pháp đã có, dù hành lang pháp lý đã rõ, nhưng nếu người dân không được hướng dẫn, hỗ trợ, thì các quyền đó vẫn chỉ nằm trên giấy.

Vụ việc 600 loại sữa giả không chỉ phơi bày mặt trái của lòng tham trong kinh doanh, mà còn cho thấy những hạn chế trong cơ chế bảo vệ người tiêu dùng hiện nay.

Khi pháp luật đã quy định rõ ràng, các tổ chức bảo vệ đã sẵn sàng vào cuộc, thì điều còn thiếu chính là một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ và linh hoạt hơn, giúp người dân đủ thông tin, đủ bản lĩnh và đủ phương tiện để đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Quyền lợi của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng bởi sự im lặng và thiếu kết nối giữa những người bị hại và cơ chế bảo vệ họ.

Lê hùng - sỹ hiếu - nguyễn thúy

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/video-can-co-che-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-trong-vu-gan-600-loai-sua-gia-post875004.html