Cần có chính sách căn cơ, lâu dài để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

6 tháng đầu năm GDP tăng 3,72%, mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020). Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 12,25 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sự phục hồi chậm của các đối tác thương mại lớn, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sự dịch chuyển chuỗi giá trị… Bên cạnh đó, vấn đề về đất đai, môi trường, xây dựng cũng đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Để tháo gỡ những khó khăn này, theo bà Minh cần tiếp tục mở rộng không gian kinh tế cho doanh nghiệp, đặc biệt cải cách thể chế là điều tiên quyết, cần những chính sách căn cơ, lâu dài.

Cần tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí.

Cần tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí.

Để doanh nghiệp Việt Nam chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững, thực sự trở thành lực lượng quan trọng bảo đảm tính tự chủ của nền kinh tế, cũng như có thể đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra thì giải pháp căn cơ vẫn là tiếp tục xây dựng các chính sách đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn, minh bạch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước; trong đó cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt quan trọng để thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Trần Long

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/can-co-chinh-sach-can-co-lau-dai-de-thao-go-kho-khan-cho-doanh-nghiep-10223072218501327.htm