Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc?
Nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảy thì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây.
Theo thống kê của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2019 đã có 30 vụ ngộ độc làm 798 người nhập viện, năm người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề là nguồn gốc và chất lượng thực phẩm hoặc phụ gia trong quá trình chế biến.
Cụ thể, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, hàm lượng hóa chất trong quá trình nuôi trồng, và độc tố tự nhiên có trong thực phẩm.
Mùa hè là thời gian cao điểm để gia đình đưa con đến các địa điểm du lịch, cũng là thời tiết thuận lợi là điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển, dễ làm thực phẩm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ nhỏ rất hay bị mất nước, chỉ uống khi thấy khát hoặc vận động nhiều gây đổ mồ hôi. Việc thiếu nước sẽ khiến cơ thể trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc hấp thụ và loại bỏ các chất thải.
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng khi sử dụng thực phẩm bên ngoài thường có hai nguyên ngân gây nhiễm. Nguyên nhân thứ nhất là nhiễm qua đường tiêu hóa và thứ hai là các hóa chất độc hại trong khâu chế biến. Trong đó nguồn nhiễm qua đường tiêu hóa là nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi đường tiêu hóa.
Cũng theo bác sĩ, nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảy thì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây. Trường hợp nặng hơn, khiến trẻ thiếu tỉnh táo, co giật, li bì thì bố mẹ đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để bác sĩ kịp thời chữa trị.
Chia sẻ thêm của chuyên gia, khi đi chơi gia đình nên chủ động mang thêm bánh ngọt, sữa đóng hộp, nước sạch và trái cây đã sơ chế từ nhà. Tốt nhất, cần có dung dịch để rửa tay cho bé trước khi ăn, vì các bệnh đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường miệng như nước bọt, phân của người người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần chú ý đến vấn đề vệ sinh các quán ăn trước khi sử dụng.