Cần làm rõ một số khái niệm trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sáng 26/6, nhiều ý kiến nhất trí việc đưa khái niệm di sản tư liệu vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này, đồng thời đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ thêm một số khái niệm và quy định trong dự thảo luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thời gian qua và tạo hành lang pháp lý kịp thời bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy vậy, theo đại biểu, cần làm rõ một số khái niệm liên quan.

Nhiều đại biểu nhất trí với việc đưa khái niệm “di sản tư liệu” vào dự thảo luật và ủng hộ việc tách “di sản tư liệu” thành một loại hình di sản mới, đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam hiện nay.

Liên quan đến nội dung phát huy giá trị của di sản, đại biểu cho rằng đây là nội dụng rất quan trọng và xuyên suốt dự thảo luật với trên 120 lần sử dụng thuật ngữ “phát huy giá trị di sản”. Vì vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể về phát huy giá trị di sản như: Phát huy như thế nào? Mức độ khai thác giá trị đến đâu là hợp lý để nâng tầm giá trị văn hóa, khoa học và lịch sử của di sản.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/can-lam-ro-mot-so-khai-niem-trong-du-thao-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-226888.htm