Cần những cơ chế mở cho việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo
Hiện nay, nguồn năng lượng sơ cấp như than đá hay dầu khí không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Chính vì vậy việc có những chính sách thực tiễn minh bạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo đang rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng điều đó dẫn đến cần phải phát triển những nguồn năng lượng sạch mới có khả năng tái tạo.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng đã không ngừng tăng lên. Với nỗ lực to lớn của các cấp, các ngành, về cơ bản Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Năng lượng tái tạo sẽ được quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Ảnh: Dương Lâm
Đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, giai đoạn 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000 MW. Hiện nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm cần công suất 5.000 - 7.000 MW/năm.
Theo Ngân hàng thế giới việt nam là nước có đầy đủ các yếu tố để có thể phát triển nguồn năng lượng tái tạo ờ với hơn 39% tổng diện tích có tốc độ trung bình gió lớn hơn 6m/s tương đương với tổng công suất là 512 GW và bên cạnh đó nước ta còn có số giờ nắng trung bình là 2500 giờ trên một năm điều này sẽ có thể phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Được biết, sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của việt nam đã tạo ra thị trường và tăng tính cạnh tranh đại diện các doanh nghiệp tư nhân cho biết họ có thể hoàn thành dự án trong thời gian ngắn.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tâm Tiến - TGĐ Công ty Đầu tư Xây Dựng Trung Nam cho biết: " Nếu tạo cơ chế cho chúng tôi làm thì chúng tôi làm rất nhanh. Bộ Công thương cũng nên gọi là mềm trong các việc như thế này. Anh đã duyệt cho người ta quy mô như thế rồi, ví dụ như là 20 trụ gió nhưng họ vẫn lắp 20 cái trụ gió nhưng đến thời họ mang máy về thì công nghệ nó đã khác rồi. Do đó 20 trụ gió đó được nâng lên một công suất lớn hơn một tí không thay đổi với một trụ gió đó thì nên khuyến khích đầu tư dùng công nghệ mới."
Chỉ ra những dự án đầu tư năng lượng điện gió còn thấp, doanh nghiệp cũng đề nghị cần kéo dài thời gian cơ chế giá FIT cho dự án điện gió.
Nhấn mạnh về điều này, ông Nguyễn Hải Vinh - Phó TGĐ Cty CP Năng lượng Tái tạo BIM Energy cho biết: "Tới đây năm 2021 thì có những chính sách phải kéo dài, giá cố định FIT đến tầm hai đến ba năm đấy để cho các nhà đầu tư người ta có cơ hội có thời gian để nghiên cứu kỹ và đưa ra những quyết định nó phù hợp và có thể đáp ứng được tiến độ của dự án điện gió đây có thể là giá điện là 9,35 nhưng có thể giảm xuống tại vì công nghệ nó thay đổi. Tuy nhiên công nghệ thay đổi thì chính sách vẫn nên cũng vẫn nên phải ổn định."
Nhu cầu tiêu thụ điện năng ước tính khoảng 8% mỗi năm đến 2030, trong khi GDP tăng bình quân khoảng 6-7/năm. Do đó, giải pháp hữu hiệu và ít tốn kém nhất là cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong Quy hoạch Điện VIII cần xác định cụ thể các dự án điện năng lượng tái tạo về quy mô công suất, sản lượng trung bình/năm, địa điểm, khối lượng lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và tiến độ xây dựng để tính toán cân bằng công suất, điện năng, chế độ làm việc ….
Các chuyên gia về năng lượng đề xuất, trong phát triển NLTT cần có cơ chế chính sách ưu tiên về giá điện, lãi suất vốn vay đối với các dự án điện từ nguồn Biomass vì có chi phí đầu tư thấp, hệ số công suất cao.
Đối với điện gió, cần đẩy mạnh phát triển các dự án ngoài khơi, nơi có tốc độ gió cao và ổn định nên có thể nhận được công suất và sản lượng cao, giá thành hạ. Đối với điện mặt trời, cần quan tâm khuyển khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái vì có thể huy động được nguồn lực của cộng đồng dân cư, lại không cần phải đầu tư lưới điện đấu nối…