Cần quản lý chặt việc bán thuốc theo đơn

Thực tế hiện nay, nhiều người còn dễ dãi trong việc mua thuốc chữa bệnh, khi không may ốm đau, thường tự ý ra hiệu thuốc, kể về tình trạng bệnh với người bán rồi mua thuốc về uống, đến khi không khỏi hoặc bệnh nặng mới tìm đến bác sĩ hoặc vào viện điều trị. Theo các chuyên gia y tế, đây chính là một trong những nguyên nhân dễn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện nay, đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và tuyên truyền về việc kê đơn thuốc và bán thuốc cần có đơn phải được các ngành chức năng quan tâm, kiểm tra, thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và hiệu quả hơn nữa.

Khám bệnh cho trẻ em tại khoa Nội nhi (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh).

Theo bác sĩ TrầnHồng Kiều, Trưởng khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, tại bệnh viện từngtiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị biến chứng bệnh nặng, thậm chí nguy hiểmđến tính mạng, do cha mẹ tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho con. Có những trườnghợp, ban đầu chỉ mắc các bệnh thông thường, như sốt, ho, đau bụng, tiêu chảy,viêm phế quản..., nhưng do tự uống thuốc không đúng chủng loại, liều lượng gâybiến chứng, mất thời gian điều trị dài ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh,thậm chí để lại di chứng đáng tiếc.

“Trong y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quantrọng cả về chuyên môn như: chỉ định điều trị, hướng dẫn liều dùng, cách dùng,khoảng thời gian dùng thuốc sao cho hiệu quả điều trị cao nhất và bảo đảm antoàn cho người bệnh.... Trong quá trình điều trị, bác sĩ theo dõi các bệnh lý,tiền sử bệnh của bệnh nhân để có những cách xử lý khác nhau (thay thế các loạithuốc, nặng hơn hoặc nhẹ hơn).

Thuốc tân dược là con dao 2 lưỡi, nếu được điêùtrị đúng sẽ có tác dụng tốt, còn ngược lại, dẫn đến tác hại khôn lường chongười bệnh. Đặc biệt, nếu điều trị không đúng cách, dễ gây tình trạng khángthuốc trên bệnh nhân...” – bác sĩ Trần Hồng Kiều cho biết thêm.

Thầy thuốc PhạmThị Phương Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Trước tình trạng kháng thuốckháng sinh ở Việt Nam ngày càng gia tăng, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án “Tăng cườngkiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”, với mục tiêunâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; nângcao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốctrong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kêđơn, trọng tâm là kháng sinh; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra, xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm, qua đó góp phần giảm lạm dụngthuốc, sử dụng thuốc không hợp lý và tình trạng kháng kháng sinh.

Tại Ninh Bình,hiện toàn tỉnh có gần 800 cơ sở kinh doanh thuốc tư nhân, nhiều nhà thuốc bệnhviện và các tủ thuốc tại trạm y tế. Hàng năm, Sở Y tế đã tăng cường giám sát,thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành tiến hành kiểm tra vềthực hành phân phối thuốc tốt, thực hiện quy trình bán thuốc theo đơn của bácsĩ. Thực hiện tốt việc đình chỉ lưu hành thuốc không đảm bảo chất lượng, thuốcgây nghiện, thuốc hướng tâm thần, chỉ đạo quản lý thuốc của các chương trình ytế...

Cùng với đó, Sở cũng đã triển khai Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốcvà bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” và ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cungứng thuốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như:Tuyên truyền, mở các lớp tập huấn phổ biến tới các doanh nghiệp kinh doanhthuốc trên địa bàn tỉnh về chủ trương thực hiện nghiêm túc việc bán thuốc phảicó đơn chỉ định của bác sĩ; Tổ chức hội nghị triển khai ứng dụng CNTT, hướngdẫn cài đặt kết nối mạng cho các đơn vị cung ứng thuốc, phấn đấu tất cả các cơsở kinh doanh thuốc phải được kết nối mạng...

Mặc dù các quyđịnh đã rõ ràng, với hướng dẫn cụ thể, nhưng việc chấp hành tại nhiều cơ sở bánthuốc hiện nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Nguyên nhân là do người tiêudùng không bỏ thói quen cũ, vẫn tự mua thuốc mà không cần thăm khám bác sĩ. Cáccơ sở bán thuốc thực hiện kết nối mạng mới chỉ mang tính hình thức, việc bánthuốc chủ yếu vẫn là theo yêu cầu trực tiếp của khách hàng.

Mặt khác, chế tàixử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, đối với hành vi bán lẻ các loạithuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200-500 nghìn đồng. Mứcphạt này là thấp, hơn nữa lực lượng thanh, kiểm tra lại không thể thường xuyên,dẫn đến hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn vi phạm...

Để việc mua bánthuốc tân dược cần phải có đơn được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, bên cạnhtrách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh kiểm tra, giámsát, nâng cao hiệu quả quản lý trong kinh doanh thuốc, thì hơn hết, mỗi ngươìdân, cần nâng cao ý thức mua bán, sử dụng thuốc, tuân thủ quy định của Nhà nước,chăm sóc sức khỏe cho mình an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bài, ảnh: HạnhChi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/can-quan-ly-chat-viec-ban-thuoc-theo-don-20200110083015177p4c7.htm