Cần tập trung quản lý nước sinh hoạt nông thôn

Trong những năm qua nước sạch và vệ sinh môi trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Kết quả đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 81,55 % số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó gần 20% sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Bộ Y tế; 57,81 % số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 93,85 % trạm y tế, 93,32 % trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; mô hình tổ chức quản lý sau đầu tư của các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư đã được quan tâm chỉ đạo, bước đầu đã phát huy hiệu quả; chất lượng nước sinh hoạt ngày càng được cải thiện... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Người dân xã Kim Linh (Vị Xuyên) được Nhà nước hỗ trợ xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. Ảnh: PV

Người dân xã Kim Linh (Vị Xuyên) được Nhà nước hỗ trợ xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. Ảnh: PV

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế: Tỷ lệ công trình bền vững mới đạt 23,43%; tỷ lệ công trình hư hỏng, không sử dụng chiếm tới 13,85%; việc phân công, phân cấp quản lý công trình sau đầu tư còn chưa thực sự rõ ràng, dẫn tới vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa phát huy tối đa hiệu quả...

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 1619/CT-UBND, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện. Dưới đây là toàn văn Chỉ thị 1619/CT-UBND.

>>Chỉ thị 1619/CT-UBND

Nguồn Hà Giang: http://baohagiang.vn/kinh-te/201908/can-tap-trung-quan-ly-nuoc-sinh-hoat-nong-thon-749064/