Cẩn thận: 4 loại thuốc có thể khiến tình trạng suy tim nghiêm trọng hơn

Suy tim thường do các vấn đề sức khỏe khác gây ra, như bệnh tim hoặc tiểu đường . Nhưng các loại thuốc thông thường cũng có thể làm tăng rủi ro gây ra tình trạng này.

Suy tim là tình trạng tim không bơm máu đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi suy tim xảy ra, máu có thể chảy chậm hơn và áp lực trong tim tăng lên, khiến tim không thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các cơ quan. Điều này có thể gây ra tích tụ chất lỏng trong phổi, cơ thể và các triệu chứng như khó thở, sưng phù và mệt mỏi. Suy tim có thể là kết quả của nhiều vấn đề tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim và các rối loạn nhịp tim.

Nói cách khác, suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh về tim. Lúc này, chức năng bơm máu của tim người bệnh suy giảm, lượng máu đầu ra không còn đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, máu trong các cơ quan và mô không thể quay trở lại tim một cách thuận lợi.

Theo Sohu, điều đáng sợ hơn nữa là tỷ lệ tử vong do suy tim cũng tương tự như ung thư, khoảng 20% bệnh nhân suy tim sẽ tử vong trong vòng 1 năm sau khi chẩn đoán và 50% sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán.

Suy tim là tình trạng tim không bơm máu đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể (Ảnh: Internet)

Suy tim là tình trạng tim không bơm máu đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể (Ảnh: Internet)

1. Triệu chứng suy tim

Trên lâm sàng, suy tim được chia thành suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ dựa trên các triệu chứng khác nhau của người bệnh.

- Triệu chứng suy tim trái

Bao gồm các triệu chứng chính là khó thở, khó thở sẽ tăng lên sau khi vận động thể chất và nhịp tim nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân thậm chí có thể không thể nằm ngủ vào ban đêm và dễ bị đánh thức, hạ huyết áp, lú lẫn hoặc kích động vì hạ oxy máu và tưới máu não kém

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn phù phổi, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, đờm có lẫn dịch hồng, suy nhược cơ thể.

- Triệu chứng suy tim phải

Triệu chính điển hình nhất của suy tim phải là phù nề, thường phát triển đầu tiên ở chi dưới. Triệu chứng sẽ nặng hơn đáng kể sau khi đi lại và có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.

Ngoài phù nề thì bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như chán ăn; có thể phải đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm; khó thở; sưng tĩnh mạch cổ; mạch nhanh; ngực đau; tăng cân; da lạnh và đổ mồ hôi; tinh thần mệt mỏi, bối rối và hay quên.

- Suy tim toàn bộ

Suy tim toàn bộ là tình trạng bệnh lý với các triệu chứng tim mạch cấp tính hoặc mạn tính. Khi trải qua suy tim cấp, các triệu chứng tim mạch xuất hiện đột ngột nhưng sau đó giảm đi nhanh chóng, thường xảy ra ở những người đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim và sống sót.

Bệnh cảnh giống với tình trạng suy tim phải mức độ nặng kèm theo khó thở thường xuyên. Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi và tràn dịch đa màng. Nếu xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, tím tái, rối loạn ý thức, tụt huyết áp thì rất có thể đã xảy ra sốc tim và cần phải đi khám kịp thời, càng sớm càng tốt.

Trên lâm sàng, suy tim được chia thành suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ dựa trên các triệu chứng khác nhau của người bệnh (Ảnh: Internet)

Trên lâm sàng, suy tim được chia thành suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ dựa trên các triệu chứng khác nhau của người bệnh (Ảnh: Internet)

2. Các loại thuốc gây suy tim khi sử dụng lâu dài

Theo WebMD, có một số loại thuốc và chất bổ sung tự nhiên có thể trở thành nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim vì chúng:

+ Gây ra các phản ứng tiêu cực với trái tim.

+ Ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim.

+ Làm cho bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Ngăn cản sự hoạt động của thuốc điều trị suy tim.

Bệnh nhân suy tim chủ yếu là người cao tuổi, bệnh nhân thường mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao. Các triệu chứng suy tim có thể trầm trọng hơn khi sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau. Shi Haoqiang, Phó Giám đốc Khoa Dược của Bệnh viện Ruijin Thượng Hải (Trung Quốc) lưu ý rằng, 4 loại thuốc dưới đây không được khuyến khích sử dụng kết hợp với thuốc chống suy tim nếu không muốn các triệu chứng suy tim trầm trọng hơn mà người bệnh suy tim cần biết:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm ibuprofen, acetaminophen, indomethacin và ketorolac. Việc sử dụng kết hợp các loại thuốc này ở bệnh nhân suy tim có thể dễ dàng dẫn đến tăng tải cho tim và sức cản mạch máu hệ thống, từ đó có thể làm tình trạng suy tim trở nên trầm trọng hơn.

Những loại thuốc này cũng dễ dàng khiến cơ thể người bệnh suy tim tích nhiều nước và muối hơn, khiến máu khó lưu thông hơn và khiến thuốc lợi tiểu (thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao) khó phát huy tác dụng hơn.

- Thuốc hạ đường huyết

Cơ thể bạn sẽ loại bỏ metformin qua thận, vì vậy đây không phải là lựa chọn tốt nếu thận của bạn không hoạt động như bình thường.

Theo WebMD, một nghiên cứu cho thấy rosiglitazone có liên quan đến nguy cơ suy tim cao hơn pioglitazone do thuốc này gây giữ nước và tăng cân ở những người bị suy tim và khiến những người không mắc bệnh này dễ mắc bệnh hơn.

Tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng khuyến cáo bệnh nhân bị suy tim có triệu chứng nên tránh dùng thiazolidinediones.

- Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống loạn nhịp có tác dụng co bóp có khả năng làm nặng thêm tình trạng suy tim, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp loại I disopyramide và flecainide.

Ngoài ra, thuốc chống loạn nhịp tim loại III sotalol cũng có thể tạo ra tác dụng co bóp tiêu cực, gây nhịp tim chậm và dẫn đến khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim.

Có một số loại thuốc và chất bổ sung tự nhiên có thể trở thành nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim (Ảnh: Internet)

Có một số loại thuốc và chất bổ sung tự nhiên có thể trở thành nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim (Ảnh: Internet)

- Thuốc hạ huyết áp

Thuốc chẹn kênh canxi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề hoặc chất lỏng tích đọng lại trong các mô của cơ thể. Thuốc chủ vận trung ương (clonidine, moxonidine) gây ra những thay đổi trong cách cơ thể giải phóng các hormone ảnh hưởng đến tim và làm bệnh suy tim nặng hơn.

Ngoài các loại thuốc kể trên thì các loại thuốc khác có thể gây suy tim bao gồm thuốc chống nấm, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, chất kích thích (cũng thường được gọi là chất kích thích tâm lý, bao gồm nhiều loại thuốc làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê mê và tăng sinh lực, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm), thuốc ức chế yếu tố TNF-α.

3. Lưu ý

Khi dùng thuốc, bệnh nhân suy tim cần nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng để tránh tác dụng phụ khi uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Với các thuốc không kê đơn điều trị các bệnh nhỏ như đau đầu hoặc nghẹt mũi, người bị suy tim cũng cần thận trọng khi sử dụng và tránh một số nhóm thuốc.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân suy tim cần nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng để tránh tác dụng phụ khi uống nhiều loại thuốc cùng lúc (Ảnh: Internet)

Khi dùng thuốc, bệnh nhân suy tim cần nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng để tránh tác dụng phụ khi uống nhiều loại thuốc cùng lúc (Ảnh: Internet)

Chẳng hạn như với NSAID không kê đơn như ibuprofen, chúng giống với thuốc kê đơn, có thể khiến bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Những loại thuốc khác có natri hoặc các thành phần có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim của bạn hay các tình trạng đi kèm với nó.

Thuốc thông mũi thường chứa các thành phần giúp co mạch máu và có thể gây ra nhiều vấn đề về tim khi dùng vượt quá mức cần thiết trong một thời gian dài.

Với các chất bổ sung tự nhiên, chúng cũng có thể gây ra tương tác với các loại thuốc khác. Chẳng hạn, hơn 400 IU vitamin E mỗi ngày có thể khiến một người tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim. Vì thế mà điều quan trọng là không dùng vitamin hoặc các chất bổ sung để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch hay cải thiện các triệu chứng suy tim; tránh các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất cây ma hoàng bởi nó có thể ảnh hưởng tới huyết áp và nhịp tim của người bệnh.

Tránh các sản phẩm có thể tương tác với thuốc tim mạch, như digoxin và thuốc làm loãng máu.

Cuối cùng, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết danh sách các loại thuốc không kê đơn an toàn có thể sử dụng khi bị suy tim cũng như nhận được lời khuyên về những lưu ý khi đọc thành phần trên nhãn thuốc.

Nguồn: WebMD, Sohu

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/can-than-4-loai-thuoc-co-the-khien-tinh-trang-suy-tim-nghiem-trong-hon-20240619134444164.htm