Cần thiết phải nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài trà mi

Sáng nay 11 - 6, Tiến sĩ Đặng Hà Giang - Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ, phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh chủ trì họp hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài trà mi (Camellia sp) tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước'.

Tiến sĩ Đặng Hà Giang - Giám đốc sở Khoa học - Công , phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi xét chọn

Tiến sĩ Đặng Hà Giang - Giám đốc sở Khoa học - Công , phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi xét chọn

Trà mi (Camellia sp), một chi thuộc họ Chè (Theaceae), là những loài cây có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, còn có giá trị cao xét về mặt thẩm mỹ và dược liệu nên các loài thuộc chi trà mi đang bị khai thác một cách thiếu bền vững từ rừng tự nhiên. Chi trà mi tại vườn Quốc gia Bù Gia Mập được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước vô cùng quan tâm, vì mọc ở địa hình khu vực đại diện duy nhất cho vùng khí hậu chuyển tiếp từ cao nguyên xuống Đông Nam bộ mà không nơi nào có được. Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hiện nay đang ghi nhận sự có mặt của một số loại trà mi điển hình như: trà hoa đỏ, trà hoa vàng... Theo chủ nhiệm đề tài việc đăng ký thực hiện đề tài này là nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, nhân giống cũng phát triển hệ sinh thái tại Vườn. Kinh phí thực hiện khoảng 1,2 tỷ đồng.

Một giống trà mi hoa vàng (Hình minh họa)

Một giống trà mi hoa vàng (Hình minh họa)

Tuy nhiên, phần đề cương đề tài chưa nhận được sự đánh giá cao từ các thành viên Hội đồng khoa học - công nghệ, thành viên phản biện, cần phải có những điều chỉnh phù hợp và sẽ bỏ phiếu thông qua trong lần làm việc tiếp theo.

Quang Xuân - Ngọc Thảo

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/28/124039/can-thiet-phai-nghien-cuu-bao-ton-va-phat-trien-nguon-gen-cac-loai-tra-mi