Cần tính đến yếu tố và nhu cầu khác biệt về giới trong dân số cao tuổi

Phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nhưng phải đối mặt với nhiều bệnh tật nhiều hơn nam giới, do đó, khi xây dựng chính sách và các dịch vụ an sinh xã hội cần tính đến đặc tính về giới.

Ảnh minh họa (nguồn: IT)

Ảnh minh họa (nguồn: IT)

Cụ bà cô đơn nhiều gấp hơn5lần cụ ông

Tại một hội thảo gần đây về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi doHội LHPN Hà Nội tổ chức, bà PhạmThị Phương Liên, Chủ tịch Hội PN phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuânlo ngại: "2/3số hội viên phụ nữ trên địa bàn phường trên 50 tuổi. Một số hội viên phụ nữ caotuổi đang đối mặt với một số vấn đề như ở riêng, vướng bận chăm sóc con cháu,kinh tế khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo... Có người còn phải ôm lấy gánh nặngkinh tế gia đình khi các con làm ăn thất bát... Mặc dù hàng năm, Hội cũng đã phôíhợp tổ chức các buổi tập huấn nâng cao sức khỏe người cao tuổi, song chỉ có mộtsố hội viên nòng cốt tham gia.

"Hiện tại, chỉ có một số chị em có điều kiệnkinh tế ổn định mới có sự tích lũy lúc về già, và nhiệt tình tham gia các phongtrào thể dục dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe, còn lại đa số không thực hiện được"– bà Liên cho biết.

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng cao, với mức trung bình là 75,6 tuổi, đứng thứ hai trong khu vực và đứng thứ 56 trên thế giới. Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh với khoảng 95% người cao tuổi có bệnh.

Bên cạnh những khó khăn trong chăm sóc sức khỏe thì một khó khăn lớn nhấtcó thể thấy được là đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn thấp. Cótới 72,3% số người cao tuổi sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy môgia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạtnhân.

Tình trạng người cao tuổi sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao, số cụbà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông; phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thângấp 2,2 lần so với nam giới. Với sức khỏe của người cao tuổi còn nhiều hạn chế,thì việc phải sống một mình là một điều rất bất lợi với người cao tuổi, bởi giađình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già.

Thời kỳ già hóa dân số đem lại những tiềm năng, bao gồm cơ hội đầu tưcho hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội, tăng cường chất lượng lao độngvà đem lại các lợi ích kinh tế... nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn,đòi hỏi phải có phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉhưu, lương hưu, tăng cường sự tương tác xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.

Ảnh minh họa (nguồn: IT)

Ảnh minh họa (nguồn: IT)

Cần có tích lũy cho tuổi già

Bà Trần Bích Thủy, Giám đốc quốc gia Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốctế tại Việt Nam chia sẻ, hiện nay, vấn đề chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồngvà gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như, nhiều người cao tuổi chưa nhậnthức được vấn đề tự chăm sóc bản thân. Nhiều người trẻ chưa có kỹ năng chăm sócngười già tại gia đình, các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng còn yếu.

Chính sách và luật về người cao tuổi còn chưa đầy đủ, thiếu dữ liêụthông tin, chưa có nghiên cứu bóc tách theo độ tuổi, thiếu nghiên cứu các vấn đềcủa phụ nữ cao tuổi. "Nữ giới cao tuổi chiếm 58% người cao tuổi, tuổi thọ trungbình cao hơn nam giới. Hơn 70% phụ nữ cao tuổi tự đánh giá sức khỏe yếu và rấtyếu, phụ nữ càng cao tuổi càng gặp phải nhiều bệnh tật như huyết áp, viêm khớp,các bệnh về phổi tắc nghẽn, bệnh tim hay đục thủy tinh thể... Tỷ lệ người caotuổi sống trong hộ nghèo tăng, trong đó đa số là nữ. Họ phải làm việc nhà, chămsóc trẻ,... nhưng lại chưa được ghi nhận và hỗ trợ. Do đó, khi nghiên cứu vàxây dựng các chính sách cần tính đến yếu tố về giới và nhu cầu khác biệt về giơítrong dân số cao tuổi" – bà Thủy nói.

Theo đó, tuổi thọ của nữ cao hơn nam giới, đây là nhóm người có kiến thức,kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy, có thể tham gia rất tích cực vào lực lượng lao độngnếu được tạo điều kiện phù hợp. Tỷ lệ tái hôn của nữ giới ở độ tuổi cao cũng thấphơn, do đó, các chính sách đối với người cao tuổi cần chú ý đến phụ nữ tuổi caogóa bụa... Do số người cao tuổi ngàycàng nhiều, nên nhu cầu của họ ngày càng lớn và phong phú, đa dạng từ ăn, mặc, ở,đi lại đến chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thể thao, thông tin, giao tiếp,du lịch, đời sống tâm linh...

Đáp ứng nhu cầu này, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải phù hợp với đặcđiểm của người cao tuổi. Bà Thủy cho rằng, Hội PN có thể tận dụng thời cơ củagià hóa dân số để thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ như có thể tạo việc làmphù hợp cho phụ nữ cao tuổi, xóa bỏ các rào cản về tuổi tác đang cản trở phụ nữcao tuổi được tiếp cận vay vốn, đào tạo nghề, tiếp cận hông tin, kiến thức vềcác hoạt đông tăng thu nhập. Tăng cườngcác CLB, tổ nhóm phụ nữ để thu hút phụ nư cao tuổi tham gia hoạt động tìnhnguyện viên, đề xuất giảm tuổi được hưởng và tăng số tiền trợ cấp xã hội chongười cao tuổi...

"Bản thân người cao tuổi cần nhậnthức việc tích lũy tuổi già như vận động tinh thần, tự nâng cao kiến thức chămsóc sức khỏe, có quỹ tích lũy tuổi già từ khi còn trẻ. Đối với gia đình, cần cónhững hoạt động tuyên truyền , các mô hình tập huấn, lồng ghép cho các thànhviên trong gia đình trong chăm sóc bố mẹ cao tuổi như các kỹ năng chăm sóc ngươìbị biệt giường, dinh dưỡng cho người cao tuổi, tủ sách dành cho người cao tuổi,hiểu đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi, cách cư xử và giao tiếp với người caotuổi" - Bà Trần Bích Thủy, Giám đốc quốc gia Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế tại Việt Nam.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/can-tinh-den-yeu-to-va-nhu-cau-khac-biet-ve-gioi-trong-dan-so-cao-tuoi-20200716171105106.html