Cẩn trọng với bệnh rối loạn tâm thần thực tổn

Rối loạn tâm thần thực tổn là những rối loạn có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở những tế bào thần kinh não bộ, nguyên nhân có rất nhiều, có thể là do bệnh của não (u não, viêm não) hay bệnh ở ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, chuyển hóa, nhiễm trùng, nhiễm độc). Hiện nay, tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Bệnh rối loạn tâm thần thực tổn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Khám, thăm hỏi người bệnh tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh.

Ông Nguyễn CaoHương, 72 tuổi, xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp) nhập viện trong tình trạnghoang tưởng, ảo giác, lúc nào cũng nghe thấy có tiếng một người nói chuyện cùngmình hay còn gọi là ảo thanh. Nguyên nhân được xác định gây bệnh là do ôngHương bị bệnh cao huyết áp nhiều năm. Nhập viện 2 tuần, được các bác sỹ, nhânviên Bệnh viện Tâm thần tỉnh điều trị bằng hóa dược kết hợp điều trị nguyênnhân, chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao thể trạng bằng các loại sinh tố, thức ăn cónhiều vitamin nhóm B,C; kết hợp phục hồi chức năng, nâng đỡ tâm lý, an ủi độngviên, đến nay, sức khỏe ông Hương đã ổn định hơn. Ông Hương cho biết, lúc đâùcơ thể rất mệt mỏi, không ăn được, người chán nản, sau khi được điều trị 2 tuầnthấy đỡ hơn nhiều, ăn đã thấy ngon, người không còn mệt mỏi nữa.

Trường hợp củabệnh nhân Đỗ Thị Huế, ở xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn), bị ung thư vú 6 năm nay.Mặc dù bệnh nhân đã được điều trị, nhưng bà Huế vẫn luôn lo lắng về bệnh tậtcủa mình. Tình trạng này kéo dài khiến bà mất ngủ, chán ăn, thường xuyên đauđầu, cáu gắt, lo âu. Sau đó bà Huế được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thầntỉnh để khám và được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần thực tổn do bệnh cơ thể.“Tôi vào đây được các bác sĩ tư vấn, động viên và hướng dẫn suy nghĩ tích cực,yên tâm điều trị bệnh ung thư vú, nên giờ thấy không còn đau đầu, đã ăn được,ngủ được và khỏe lên rất nhiều. Tôi sẽ làm theo lời bác sĩ, lạc quan với bệnhtật, yên tâm điều trị bệnh, vì dù sao bệnh này vẫn còn chữa được và sống khoẻmạnh lâu dài...” - Bà Huế cho biết thêm.

Theo bác sỹ PhạmVăn Quyền, Trưởng khoa Điều trị nữ, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Ninh Bình, rối loạntâm thần thực tổn gồm những triệu chứng tâm thần thường gặp trong các bệnh tâmthần do tổn thương lan tỏa ở não dù cấp hay mãn tính. Triệu chứng có thể biêủhiện bằng ý thức bị thu hẹp, u ám hoặc ngủ gà. Bệnh nhân không nhận biết đượcbản thân, không gian, thời gian; không ghi nhận và không nhớ gì đã diễn ra,đang xảy ra và có thể bịa ra những câu chuyện không có. Cùng với đó, khả nănghọc hỏi bị giảm sút và khó khăn trong việc giải quyết các công việc đã từnggiải quyết. Cảm xúc lúc vui, lúc buồn lẫn lộn. Nhân cách biến đổi, thay đôỉtính nết: có thể vui buồn thất thường hoặc lầm lì, cáu gắt và không nói.

Những biểu hiệnrối loạn tâm thần xuất hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và vị trícủa sự tổn thương thực thể các tế bào thần kinh ở não, tổn thương cục bộ haylan tỏa chứ không tùy thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương. Biểu hiện bệnh củacác trạng thái rối loạn tâm thần thực thể tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnhchính, nếu bệnh chính thuyên giảm hoặc lành trước khi có tế bào thần kinh bịhủy diệt thì triệu chứng rối loạn tâm thần cũng bớt đi và mất hẳn, từ đó ngươìbệnh bình phục hoàn toàn, trái lại, khi bệnh chính thuyên giảm và đã có một sốtế bào thần kinh của não bị tổn thương không hồi phục được thì dù lúc đó bệnhchính có khỏi, người bệnh vẫn còn các triệu chứng của các rối loạn tâm thần.

Cũng theo bác sỹPhạm Văn Quyền, Trưởng khoa Điều trị nữ, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Ninh Bình,việc điều trị bệnh tâm thần phải điều trị một cách toàn diện, đòi hỏi phối hợpnhiều biện pháp. Hiện nay, các phương pháp chủ yếu thường áp dụng như: Sốcinsulin, sốc điện, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược, liệu pháp lao động,liệu pháp thích ứng xã hội. Cùng với đó, phân công nhân viên y tế theo dõi sáttình trạng của bệnh nhân trong quá trình nằm viện, tiếp xúc với bệnh nhân đểphát hiện các triệu chứng cấp tính, đặc biệt tình trạng cấp cứu. Nếu bệnh nhânnặng, giúp đỡ bệnh nhân khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn uống, mặc quần áo,đi lại, uống thuốc... Đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân, cần thực hiệnđúng, kịp thời y lệnh của bác sĩ, đồng thời theo dõi các biến chứng do dùngthuốc và xử trí kịp thời diễn biến bệnh.

Được biết, sau khi nhập viện, bệnh nhân tuânthủ điều trị tốt đúng phác đồ của Bệnh viện Tâm thần tỉnh thì trên 70% sau khira viện có thể có cuộc sống gần như bình thường. Chính vì vậy, khi thấy có biêủhiện rối loạn tâm thần, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa tâmthần tỉnh, càng sớm càng tốt để được khám, điều trị kịp thời, như vậy bệnh mơínhanh thuyên giảm và khả năng phục hồi sẽ càng cao (đặc biệt với những trườnghợp kích động, trầm cảm tự sát), tránh chữa trị theo các phương pháp dân gianmê tín, phản khoa học, có thể gây bệnh nặng, xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.

Bài, ảnh: HạnhChi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/can-trong-voi-benh-roi-loan-tam-than-thyc-ton-2019110107581496p4c7.htm