CẦN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến nhân dân trên phạm vi cả nước, dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Đóng góp ý kiến vào dự án luật này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai để có sự quản lý nhà nước thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong vấn đề này.

ỦY BAN KINH TẾ ĐỀ NGHỊ ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến nhân dân trên phạm vi cả nước, dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Đóng góp ý kiến vào dự án luật này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu bày tỏ quan tâm đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hệ thống thông tin về đất đai. Theo đó, nhiều chuyên gia pháp lý nhấn mạnh, Chính phủ đóng vai trò chủ chốt bằng việc tạo ra một môi trường an toàn để thị trường phát triển và hạn chế sự dư thừa của thị trường thiếu kiểm soát. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Nhà nước còn đóng vai trò điều tiết trực tiếp một số yếu tố thị trường để khắc phục sự non nớt và thiếu hoàn thiện của thị trường nội địa.

Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố cần hoàn thành trong việc triển khai hệ thống thông tin đất đai của Việt Nam là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hệ thống thông tin đất đai bên cạnh các yếu tố khác bao gồm: Xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai; xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng cho hệ thống thông tin đất đai; triển khai Trung tâm dữ liệu, trang thiết bị đường truyền, thiết bị đầu cuối; đào tạo nhân lực; vận hành bảo trì.

Nhiều hội thảo, tọa đàm góp ý vào việc sửa đổi Luật Đất đai đang được tổ chức

Nhiều hội thảo, tọa đàm góp ý vào việc sửa đổi Luật Đất đai đang được tổ chức

TS.Bùi Tiến Đạt, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng một số chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận giấy chứng nhận (GCN) dùng để cung cấp chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản (BĐS) được cấp bởi văn phòng đăng ký quản lý thuộc hệ thống đăng ký BĐS toàn quốc thay vì GCN được cấp bởi UBND các cấp. Từ đó có thể giảm tải được các thủ tục: Cấp đổi, cấp lại GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng do cơ quan TN&MT thực hiện (Điều 105 Luật Đất đai năm 2013); đính chính, thu hồi GCN đã cấp. Điều này còn giúp minh bạch thông tin cho người dân khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của quyền sử dụng BĐS nhằm thực hiện các giao dịch liên quan

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai dựa trên những nền tảng cơ bản áp dụng công nghệ trong quy trình xử lý. Hệ thống bao gồm các tính năng, giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh phục vụ việc kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai do trung ương, địa phương quản lý với Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cung cấp thông tin cho Trung tâm thông tin điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; kết nối chia sẻ, sử dụng chung cho các bộ, ngành, địa phương giúp cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, ThS.Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, chuyển đổi số, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, tích hợp, liên thông. Thực hiện thống nhất quản lý, phân công, phân cấp đi đôi với đảm bảo điều kiện tổ chức thực thi, thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

ThS.Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

ThS.Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Theo nhiều chuyên gia, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai để làm cơ sở thống nhất triển khai giữa các Bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc. Hạ tầng thông tin đất đai và CSDL đất đai quốc gia - yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan khác - vẫn chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu vừa yếu, chưa triển khai được hệ thống quản lý, kết nối, tổng hợp dữ liệu đất đai ở địa phương vào CSDL đất đai quốc gia nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

Cùng với đó, cần phải ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng về: cơ chế tài chính đảm bảo duy trì, vận hành, khai thác hệ thống CSDL đất đai quốc gia sau khi hệ thống đi vào vận hành; cũng như cơ chế thu phí cung cấp thông tin đất đai cho người dân và doanh nghiệp nhằm từng bước tạo nguồn thu để tái đầu tư cho hệ thống thông tin đất đai phát triển một cách bền vững, hiệu quả.

Đưa ra ý kiến cụ thể về vấn đề này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống pháp luật cần chấp nhận giấy chứng nhận dùng để cung cấp chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản được cấp bởi Văn phòng đăng ký quản lý thuộc hệ thống đăng ký bất động sản toàn quốc thay vì giấy chứng nhận được cấp bởi Ủy ban nhân dân các cấp. Từ đó, có thể giảm tải được các thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện (Điều 105); Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp minh bạch thông tin cho người dân khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của quyền sử dụng bất động sản nhằm thực hiện các giao dịch liên quan.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai là hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai dựa trên những nền tảng cơ bản áp dụng công nghệ trong quy trình xử lý. Hệ thống bao gồm các tính năng, giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh phục vụ việc kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai do trung ương, địa phương quản lý với CSDL đất đai quốc gia cung cấp thông tin cho Trung tâm Thông tin điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; kết nối chia sẻ, sử dụng chung cho các bộ, ngành, địa phương giúp cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tiến tới Chính phủ số.

Ngoài ra, cần điều chỉnh các quy định pháp luật hiện tại về quản trị đất đai trên nền tảng công nghệ: Khai thác và chia sẻ thông tin dữ liệu quản lý đất một cách thống nhất để xử lý, phân tích và thông tin kịp thời, phục vụ công tác quản lý đất đai, hướng đến thành lập dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Cơ sở về dữ liệu: Từng bước hoàn thiện CSDL đất đai của tỉnh, góp phần hoàn thiện CSDL quốc gia đã, đang được xây dựng và hình thành theo mô hình trung ương (tập trung), địa phương (phân tán) để quản lý thống nhất nội dung CSDL quản lý đất đai.

Minh Hùng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=73822